7) — Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con sống không xa Thế Tôn, không phóng dật, nhiệt tâm, Tinh cần. Rồi bạch Thế Tôn, một người Bà-la-môn, với búi tóc lớn, mặc áo bằng da con linh dương, già yếu, lưng còm như xà nhà, hơi thở hổn hển, tay cầm gậy bằng gỗ Udumbara, đi đến chúng con; sau khi đến, nói với chúng con như sau:
” — Chư Ðại đức xuất gia quá trẻ, niên thiếu, tóc còn đen nhánh, trong buổi thanh xuân, trong thời trẻ thơ của tuổi đời, không thọ hưởng các dục. Chư Ðại đức, hãy thọ hưởng các ái dục của con người, chớ có bỏ hiện tại để chạy theo những gì bị thời gian chi phối”.
8) Khi được nghe nói vậy, bạch Thế Tôn, chúng con nói với Bà la môn ấy:
” — Này Bà-la-môn, chúng tôi không bỏ hiện tại và chạy theo những gì bị thời gian chi phối. Và này Bà-la-môn, chúng tôi bỏ những gì bị thời gian chi phối để chạy theo hiện tại. Này Bà-la-môn, Thế Tôn đã nói các dục bị thời gian chi phối, nhiều khổ đau, nhiều phiền não, tai họa ở đây càng nhiều hơn. Còn pháp này thuộc về hiện tại, không bị thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng và chỉ người trí mới tự mình giác hiểu”.
9) Khi được nghe nói vậy, người Bà-la-môn ấy cúi đầu, le lưỡi, trên trán hiện ra ba đường nhăn, chống gậy rồi ra đi.
10) — Này các Tỷ-kheo, người ấy không phải là Bà-la-môn, chính là Ác ma đi đến để làm mờ mắt các Ông.
11) Rồi Thế Tôn biết được ý nghĩa này, ngay khi ấy nói lên bài kệ:
Ai thấy rõ khổ đau, Và nguyên nhân đau khổ, Làm sao người như vậy, Có khuynh hướng các dục? Sau khi biết sanh y Là ràng buộc ở đời, Người biết vậy nên học, Giải trừ mọi buộc ràng.
Xem chi tiết:
Kinh Tương Ưng – Tập I – Thiên Có Kệ – Chương IV – Tương Ưng Ác Ma -III. Phẩm Thứ Ba (Thêm năm kinh)