1. III. [[ANanda (1) (S.v,328)

1-2) Sàvatthi

Rồi Tôn giả [[ANanda đi đến Thế Tôn… Ngồi xuống một bên, Tôn giả [[ANanda bạch Thế Tôn:

3) — Bạch Thế Tôn, có một pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn bốn pháp? Bốn pháp được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn bảy pháp? Bảy pháp được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn hai pháp?

— Này [[ANanda, có một pháp được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn bốn pháp. Bốn pháp được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn bảy pháp. Bảy pháp được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn hai pháp.

4) — Một pháp ấy là gì, bạch Thế Tôn, được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn bốn pháp? Bốn pháp được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn bảy pháp? Bảy pháp được tu tập được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn hai pháp?

— Này [[ANanda, định niệm hơi thở vô, hơi thở ra được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn bốn niệm xứ. Bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn bảy giác chi. Bảy giác chi được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn minh và Giải thoát.

I

5) Ðịnh niệm hơi thở vô, hơi thở ra tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, làm cho viên mãn bốn niệm xứ?

6-12) Ở đây, này [[ANanda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến căn nhà trống… “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.

13-14) Lúc nào, này [[ANanda, Tỷ-kheo thở vô dài, vị ấy rõ biết: “Tôi thở vô dài..”. Này [[ANanda, sống quán thân trên thân, Tỷ-kheo trong khi ấy trú nhứt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vì sao? (xem 10, đoạn số 15-16) …

15-16) Trong khi, này [[ANanda, Tỷ-kheo “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập… tham ưu ở đời. (xem 10, đoạn số 17-18)

17-18) Trong khi, này [[ANanda, Tỷ-kheo “Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập… tham ưu ở đời. (xem 10, đoạn số 19-20)

19) Trong khi, này [[ANanda, Tỷ-kheo “Quán Vô thường, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập… nhiếp phục tham ưu ở đời. (xem 10, đoạn số 21)

20) Ðịnh niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này [[ANanda, được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, làm viên mãn bốn niệm xứ.

II

21) Tu tập như thế nào, này [[ANanda, làm cho sung mãn như thế nào, bốn niệm xứ làm cho viên mãn bảy giác chi?

22) Trong khi, này [[ANanda, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, niệm được an trú; khi ấy, này [[ANanda, Tỷ-kheo có niệm, không phải thất niệm. Trong khi, này [[ANanda, Tỷ-kheo an trú niệm, không phải thất niệm, thời Niệm giác chi, đối với Tỷ-kheo ấy được thành tựu. Trong khi, này [[ANanda, Tỷ-kheo tu tập Niệm giác chi, Niệm giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn. Vị ấy trú Chánh niệm như vậy, với trí tuệ quyết trạch, tư sát, thành tựu quán pháp ấy.

23) Trong khi, này [[ANanda, Tỷ-kheo sống Chánh niệm như vậy, với trí tuệ quyết trạch, tư sát và đi đến Quán sát ấy; khi ấy, này [[ANanda, trạch pháp giác chi bắt đầu phát khởi trong Tỷ-kheo ấy. Trong khi Tỷ-kheo tu tập trạch pháp giác chi; khi ấy, nhờ tu tập, trạch pháp giác chi đi đến viên mãn. Trong khi vị ấy với trí tuệ, quyết trạch, tư sát và thành tựu Quán sát pháp ấy, thời tinh tấn, không thụ động bắt đầu phát khởi nơi vị ấy.

24) Trong khi, này [[ANanda, Tỷ-kheo với trí tuệ quyết trạch, tư sát và thành tựu Quán sát pháp ấy, thời tinh tấn, không thụ động phát khởi trong Tỷ-kheo ấy. Trong khi Tỷ-kheo tu tập tinh tấn giác chi; khi ấy, nhờ tu tập, tinh tấn giác chi đi đến viên mãn. Với vị có Tinh cần, có tinh tấn, hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên.

25) Trong khi, này [[ANanda, Tỷ-kheo Tinh cần, tinh tấn, hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên; khi ấy, hỷ giác chi bắt đầu phát khởi trong Tỷ-kheo ấy. Trong khi Tỷ-kheo tu tập hỷ giác chi; khi ấy, nhờ tu tập, hỷ giác chi đi đến viên mãn. Với vị có ý hoan hỷ, thân được khinh an, tâm được khinh an.

26) Trong khi, này [[ANanda, Tỷ-kheo với ý hoan hỷ, thân được khinh an, tâm được khinh an; khi ấy, khinh an giác chi bắt đầu phát khởi trong Tỷ-kheo ấy. Trong khi Tỷ-kheo tu tập khinh an giác chi; khi ấy, nhờ tu tập, khinh an giác chi đi đến viên mãn. Với vị có thân khinh an, lạc hiện hữu. Với vị có lạc, tâm được định tĩnh.

27) Trong khi, này [[ANanda, Tỷ-kheo có tâm khinh an, được an lạc, tâm được định tĩnh; khi ấy, này các Tỷ-kheo, định giác chi bắt đầu phát khởi trong Tỷ-kheo ấy. Trong khi, Tỷ-kheo tu tập định giác chi; khi ấy, định giác chi, nhờ tu tập, đi đến viên mãn. Vị ấy với tâm định tĩnh như vậy, khéo trú xả nhìn sự vật.

29) Trong khi, này [[ANanda, Tỷ-kheo với tâm định tĩnh khéo trú xả nhìn sự vật như vậy; khi ấy, này [[ANanda, xả giác chi bắt đầu phát khởi trong Tỷ-kheo ấy. Trong khi Tỷ-kheo tu tập xả giác chi; khi ấy, xả giác chi, nhờ tu tập, đi đến viên mãn.

29-31) Trong khi, này [[ANanda, Tỷ-kheo trú, quán thọ trên các Cảm thọ… quán tâm trên tâm… quán pháp trên các pháp… (như trên, từ đoạn số 22-28)

32) Tu tập như vậy, này [[ANanda, làm cho sung mãn như vậy, bốn niệm xứ làm viên mãn bảy giác chi.

III.

33) Tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, bảy giác chi làm viên mãn minh và Giải thoát?

34) Ở đây, này [[ANanda, Tỷ-kheo tu tập Niệm giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ… tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.

35) Tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy, bảy giác chi làm viên mãn minh và Giải thoát.

Xem chi tiết:

Kinh Tương Ưng – Tập V – Thiên Ðại Phẩm – Chương X – Tương Ưng Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra