Bạch Thế Tôn, chúng con là hàng tại gia, mặc đồ trắng, thỉnh thoảng chúng con sống khéo an trú tâm vào Bốn Niệm xứ này. Ở đây, Bạch Thế Tôn,

  1. chúng con sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời;
  2. chúng con sống quán thọ trên các Cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời;
  3. chúng con sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời;
  4. chúng con sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời.

Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hiểu được Hạnh phúc và sự bất hạnh của chúng sanh trong khi Loài Người sống trong sự rối ren như vậy, trong sự cặn bã như vậy, trong sự xảo quyệt như vậy. Bạch Thế Tôn, rối ren thay như Loài Người. Bạch Thế Tôn, cởi mở thay như loài thú vật. Bạch Thế Tôn, con có thể nhiếp phục con voi, một cách khiến con voi ấy mỗi khi đi hay đến Campa, liền trình bày mọi sự gian dối, giả dối, xảo trá, xảo quyệt. Nhưng bạch Thế Tôn, những người đầy tớ của chúng con, những người phục dịch, những người làm công,** thân hành họ làm một cách, khẩu hành họ làm một cách khác, ý hành họ làm một cách khác nữa.** Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn biết được Hạnh phúc và sự bất hạnh của chúng sanh, trong khi Loài Người sống trong sự rối ren như vậy, trong sự cặn bã như vậy, trong sự xảo quyệt như vậy. Bạch Thế Tôn, rối ren thay như Loài Người! Bạch Thế Tôn, cởi mở thay, như loài thú vật!

Xem chi tiết:

Kinh Trung Bộ – Tập II – 51. Kinh Kandaraka (Kandaraka sutta)