1. Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:

– Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do duyên gì, ở đây một số chúng sanh khi thân hoại Mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, Địa ngục?

– Do nhân phi pháp hành và bất bình đẳng hành, này Bà-la-môn, như vậy ở đây, một số các chúng sanh sau khi thân hoại Mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, Địa ngục!

– Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do duyên gì, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại Mạng chung, sanh vào cõi Thiện, Cõi trời, cõi đời này?

– Do nhân pháp hành và bình đẳng hành, này Bà-la-môn, như vậy ở đây, một số chúng sanh sau khi thân hoại Mạng chung, được sanh lên cõi Thiện, Cõi trời, cõi đời này.

– Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, pháp được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo Tăng! Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến Mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!

  1. Rồi Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:

– Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do duyên gì, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại Mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, Địa ngục?

– Do vì có làm, này Bà-la-môn, do vì không làm. Như vậy, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại Mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, Địa ngục!

– Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do duyên gì, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại Mạng chung, sanh lên cõi Thiện, Cõi trời, cõi đời này?

– Do vì có làm, này Bà-la-môn, do vì không làm. Như vậy, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại Mạng chung, sanh lên cõi Thiện, Cõi trời, cõi đời này.

– Thưa Tôn giả Gotama, lời nói vắn tắt không giảng rộng của Tôn giả Gotama, con không được hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama Thuyết pháp cho con để con có thể hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi lời nói vắn tắt không giảng rộng của Tôn giả Gotama.

– Vậy này Bà-la-môn, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

Bà-la-môn Jànussoni vâng đáp Thế Tôn:

– Thưa vâng, Tôn giả

Thế Tôn nói như sau:

– Ở đây, này Bà-la-môn, có người thân làm ác, thân không làm thiện, miệng nói ác, miệng không nói thiện, ý nghĩ ác, ý không nghĩ thiện. Như vậy, này Bà-la-môn, do làm và do không làm như vậy, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại Mạng chung, được sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, Địa ngục. Lại ở đây, này Bà-la-môn, có một số chúng sanh thân làm thiện, thân không làm ác, miệng nói thiện, miệng không nói ác, ý nghĩ thiện, ý không nghĩ ác. Như vậy, này Bà-la-môn, do làm và do không làm như vậy, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại Mạng chung, được sanh lên cõi Thiện, Cõi trời, cõi đời này.

– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama … từ nay cho đến Mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!

  1. Rồi Tôn giả [[ANanda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, Đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả [[ANanda đang ngồi xuống một bên:

– Ta tuyên bố một cách dứt khoát rằng, này [[ANanda, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm.

– Vì rằng, bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm. Nếu làm những điều không nên làm ấy, thời có những nguy hại gì được chờ đợi?

– Vì rằng này [[ANanda, Ta đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm. Nếu làm những điều không nên làm ấy, thời có những nguy hại như sau được chờ đợi: Tự mình chê trách mình; sau khi được biết, kẻ trí chê trách, tiếng ác đồn xa, bị mê ám khi Mạng chung; sau khi thân hoại Mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, Địa ngục. Vì thế, này [[ANanda, Ta đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm. Nếu làm những điều không nên làm ấy, thời có những nguy hại như vậy được chờ đợi.

– Ta tuyên bố một cách dứt khoát rằng, này [[ANanda, thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều nên làm.

– Vì rằng, bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều nên làm. Nếu làm những điều nên làm ấy, thời có những lợi ích gì được chờ đợi?

– Vì rằng này [[ANanda, Ta dã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều nên làm. Nếu làm những điều nên làm ấy, thời có những lợi ích như sau được chờ đợi: Tự mình không chê trách mình; sau khi được biết, kẻ trí tán thán, tiếng lành đồn xa, không bị mê ám khi Mạng chung; sau khi thân hoại Mạng chung, được sanh vào cõi Thiện, Cõi trời, cõi đời này. Vì thế, này [[ANanda, Ta đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều nên làm. Nếu làm những điều nên làm ấy, thời có những lợi ích như vậy được chờ đợi.

  1. Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện, này các Tỷ-kheo, từ bỏ bất thiện có thể làm được. Nếu từ bỏ bất thiện không thể làm được thời ta đã không nói như sau: “Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện”. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, từ bỏ bất thiện có thể làm được, do vậy Ta mới nói rằng: “Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện”. Và nếu, này các Tỷ-kheo, từ bỏ bất thiện đưa đến bất hạnh, đau khổ, thời ta không nói như sau: “Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện”. Và này các Tỷ-kheo, vì từ bỏ bất thiện đưa đến Hạnh phúc, an lạc, nên Ta đã nói như sau: “Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện”.

Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện. Này các Tỷ-kheo, tu tập thiện có thể làm được. Nếu tu tập thiện không thể làm được, này các Tỳ kheo, thời ta đã không nói như sau: “Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện”. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, tu tập thiện có thể làm được, do vậy Ta mới nói rằng: “Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện”. Và nếu, này các Tỷ-kheo, tu tập thiện đưa đến bất hạnh, đau khổ, thời ta đã không nói như sau: “Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện”. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, tu tập thiện đưa đến Hạnh phúc, an lạc, nên Ta đã nói như sau: “Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện”.

  1. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến sự hỗn loạn (mê mờ) và biến mất của diệu pháp. Thế nào là hai? Văn cú bị đảo ngược và ý nghĩa bị hiểu lầm. Nếu văn cú bị đảo ngược thời ý nghĩa bị hiểu lầm. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp đưa đến hỗn loạn và biến mất của diệu pháp.
  2. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến an trú, không biến loạn, không biến mất của diệu pháp. Thế nào là hai? Văn cú phối trí chơn chánh và ý nghĩa được hiểu chơn chánh. nếu văn cú được phối trí chơn chánh thời ý nghĩa được hiểu chơn chánh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp đưa đến an trú, không hỗn loạn, không biến mất của diệu pháp.

Xem chi tiết:

Kinh Tăng Chi Bộ – Chương II – Hai Pháp – II. Phẩm Tranh Luận