1. IV. Sarakàni, hay Saranàni (1) (S.v,375)

1) Nhân duyên ở Kapilavatthu]].

2) Lúc bấy giờ, họ Thích Sarakàni mệnh chung và được Thế Tôn tuyên bố là bậc Dự Lưu, không còn bị thối đọa, quyết Chứng quả Giác ngộ.

3) Tại đấy, một số đông họ Thích tụ họp lại với nhau, chỉ trích, phê bình, bàn tán: “Thật là lạ lùng ! Thật là hy hữu! Ngày nay ai cũng có thể thành bậc Dự Lưu, vì rằng họ Thích Sarakàni đã mệnh chung, được Thế Tôn tuyên bố là bậc Dự Lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc Chứng quả Giác ngộ. Họ Thích Sarakàni đã phạm giới và uống rượu”.

4) Rồi họ Thích Mahànàma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, Đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, họ Thích Mahànàma bạch Thế Tôn:

5) — Ở đây, bạch Thế Tôn, họ Thích Sarakàni đã mệnh chung và được Thế Tôn tuyên bố là bậc Dự LưuChứng quả Giác ngộ. Ở đây, bạch Thế Tôn, một số đông họ Thích khi tụ tập lại với nhau, chỉ trích, phê bình, bàn tán: “Thật là lạ lùng! Thật là hy hữu!… Họ Thích Sarakàni đã phạm giới và uống rượu”

— Này Mahànàma, một Cư sĩ lâu ngày qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng làm sao có thể đi đến đọa xứ được?

6) Này Mahànàma, nếu nói một cách chơn chánh: Người Cư sĩ nào đã lâu ngày qui y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, nói một cách chơn chánh phải nói là họ Thích Sarakàni. Này Mahànàma, họ Thích Sarakàni đã lâu ngày quy y Phật, quy y Pháp, qui y Tăng, làm sao có thể đi đến đọa xứ?

7) Ở đây, này Mahànàma, có người thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật: “Ðây là bậc Ứng Cúng, … Phật, Thế Tôn”… đối với Pháp… đối với chúng Tăng, có trí tuệ hoan hỷ (hàsapanna), có trí tuệ tốc hành và thành tựu Giải thoát. Vị ấy do đoạn tận các lậu hoặc ngay trong hiện tại với Thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm Giải thoát, tuệ Giải thoát. Người này, này Mahànàma, được Giải thoát khỏi Địa ngục, được Giải thoát khỏi loài Bàng sanh, được Giải thoát khỏi cõi Ngạ quỷ, được Giải thoát khỏi ác sanh, ác thú, đọa xứ.

8) Ở đây, này Mahànàma, có người thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật. “Ðây là là bậc Ứng Cúng, … Phật, Thế Tôn”… đối với Pháp… đối với chúng Tăng… có trí tuệ hoan hỷ, có trí tuệ tốc hành nhưng không thành tựu Giải thoát. Vị ấy do đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, tại đấy nhập Niết-bàn, không còn trở lui thế giới này nữa. Người này, này Mahànàma, được Giải thoát khỏi Địa ngục, được Giải thoát khỏi loài Bàng sanh, được Giải thoát khỏi Ngạ quỷ, được Giải thoát khỏi ác sanh, ác thú, đọa xứ.

9) Ở đây, này Mahànàma, có người thành tựu lòng tịnh tin đối với đức Phật: “Ðây là bậc Ứng Cúng… Phật, Thế Tôn”… đối với Pháp… đối với chúng Tăng… không có trí tuệ hoan hỷ, không có trí tuệ tốc hành, không thành tựu Giải thoát. Vị ấy sau khi đoạn diệt ba kiết sử, sau khi làm cho muội lược tham, sân, thành bậc Nhất lai, chỉ trở lui đời này một lần nữa, đoạn tận khổ đau. Người này, này Mahànàma, được Giải thoát khỏi Địa ngục, được Giải thoát khỏi loài Bàng sanh, được Giải thoát khỏi Ngạ quỷ, được Giải thoát khỏi ác sanh, ác thú, đọa xứ.

10) Ở đây, này Mahànàma, có người thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật… đối với Pháp… đối với chúng Tăng, không có trí tuệ hoan hỷ, không có trí tuệ tốc hành, không thành tựu Giải thoát. Vị ấy sau khi đoạn diệt ba kiết sử, là bậc Dự Lưu không còn bị thối đọa, quyết chắc Chứng quả Giác ngộ. Người này, này Mahànàma, được Giải thoát khỏi Địa ngục, được Giải thoát khỏi loài Bàng sanh, được Giải thoát khỏi Ngạ quỷ, được Giải thoát khỏi ác sanh, ác thú, đọa xứ.

11) Ở đây, này Mahànàma, có người không có lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật… đối với Pháp… đối với Tăng, không có trí tuệ hoan hỷ, không có trí tuệ tốc hành… không thành tựu Giải thoát. Nhưng vị ấy có những pháp này: Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn và những pháp này do Như Lai tuyên bố được thiểu phần kham nhẫn Quán sát với trí tuệ. Người này, này Mahànàma, không đi đến Địa ngục, không đi đến loài Bàng sanh, không đi đến cõi Ngạ quỷ, không đi đến ác sanh, ác thú, đọa xứ.

12) Ở đây, này Mahànàma, có người không thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật, đối với pháp, đối với chúng Tăng, không có trí tuệ hoan hỷ, không có trí tuệ tốc hành, không thành tựu Giải thoát. Nhưng vị ấy có những pháp này: Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, chỉ có lòng tin, chỉ có lòng ái mộ ở Như Lai. Người này, này Mahànama, không có đi đến Địa ngục, không có đi đến loài Bàng sanh, không có đi đến cõi Ngạ quỷ, không có đi đến cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

13) Nếu những cây ta-la lớn này, này Mahànàma, biết những gì là thiện thuyết, ác thuyết, thời Ta cũng sẽ tuyên bố những cây ấy là những bậc Dự Lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc Chứng quả Giác ngộ, huống nữa là họ Thích Sarakàni. Này Mahàanàma, họ Thích Sarakàni, sau khi mệnh chung, đã chấp nhận học giới.

25.V. Sarakàni hay Saranàri (2) (S.v,378)

1) Nhân duyên ở Kapilavatthu]].

2-7) … (giống như đoạn số 2-7 kinh trên) …

8) — Nhưng ở đây, này Mahànàma, có người có lòng nhứt hướng sùng tín đức Phật: “Ðây là bậc Ứng Cúng… Phật, Thế Tôn”… đối với Pháp, đối với chúng Tăng, có trí tuệ hoan hỷ, có trí tuệ tốc hành, thành tựu Giải thoát. Vị này sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, chứng được Trung gian Bát-Niết-bàn, chứng được Tổn hại Bát-Niết-bàn, chứng được Vô hành Niết-bàn, chứng được Hữu hành Niết-bàn, chứng được Thượng lưu, sanh ở Sắc cứu cánh thiên. Người này, này Mahànàma, được Giải thoát khỏi Địa ngục… được Giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

9) Ở đây, này Mahànàma, có người có lòng nhứt hướng sùng tín đức Phật: “Ðây là bậc Ứng Cúng… đối với Pháp… đối với chúng Tăng, không có trí huệ hoan hỷ, không có trí tuệ tốc hành, không có thành tựu Giải thoát. Vị này sau khi đoạn diệt ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, thành bậc Nhất lai, chỉ một lần trở lui cõi đời này. Này Mahànàma, người này được Giải thoát khỏi Địa ngục… được Giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

10) Ở đây, này Mahànàma, có người có lòng nhứt hướng sùng tín đức Phật: “Ðây là là bậc Ứng Cúng, …”… đối với Pháp… đối với chúng Tăng, không có trí tuệ hoan hỷ, không có trí tuệ tốc hành, không có thành tựu Giải thoát. Vị này sau khi đoạn diệt ba kiết sử, thành bậc Dự Lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc Chứng quả Giác ngộ. Người này, này Mahànàma, được Giải thoát khỏi Địa ngục… được Giải thoát khỏi cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

11) Ở đây, này Mahànàma, có người không có lòng nhứt hướng sùng tín đức Phật: “Ðây là bậc Ứng Cúng, … Thế Tôn..”…. đối với Pháp, đối với chúng Tăng, không có trí tuệ hoan hỷ, không có trí tuệ tốc hành, không có thành tựu Giải thoát, nhưng có những pháp này: Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Và những pháp do Như Lai tuyên bố được thiểu phần kham nhẫn, Quán sát với trí tuệ. Người này, này Mahànàma, không có Địa ngục… không có đi đến cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

12) Ở đây, này Mahànàma, có người không có lòng nhứt hướng sùng tín đối với đức Phật… đối với Pháp, đối với Tăng, không có thành tựu Giải thoát, nhưng có những pháp này: Tín căn, tấn căn, tuệ căn, chỉ có lòng tin, lòng ái mộ đối với Như Lai. Người này, này Mahànàma, không có đi đến Địa ngục… không có đi đến cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

13) Ví như, này Mahànàma, có đám ruộng xấu, đám đất xấu, các gốc cây chưa được phá hủy, các hột giống bị bể nát, bị hư thối, bị gió nắng làm cho hư hại, không thể nẩy mầm, không khéo cấy trồng, và trời không mưa lớn thích hợp; thời các hột giống ấy có thể lớn, tăng trưởng, lớn mạnh không?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Cũng vậy, này Mahànàma, ở đây, pháp giảng kém, trình bày kém, không đưa đến xuất ly, không đưa đến an tịnh, không được một vị Chánh Ðẳng Giác thuyết giảng. Ta nói rằng pháp này như ở đám ruộng xấu. Vị đệ tử ấy sống trong pháp ấy, thực hiện pháp và tùy pháp, chơn chánh thực hành, hành trì đúng pháp. Như vậy, Ta nói rằng, người này giống như hột giống xấu.

14) Ví như, này Mahànàma, một đám ruộng tốt, đất tốt, các gốc khéo phá hủy, các hột giống không bị bể nát, không bị hư thối, gió nắng không làm hư hại, có thể nẩy mầm, khéo cấy, khéo trồng và trời mưa lớn thích hợp. Như vậy, các hột giống ấy có lớn lên, có tăng trưởng, có lớn mạnh không?

— Thưa có, bạch Thế Tôn.

— Cũng vậy, này Mahànàma, ở đây, pháp được khéo giảng, khéo trình bày, đưa đến xuất ly, đưa đến an tịnh, được bậc Chánh Ðẳng Giác thuyết giảng, Ta nói pháp này như đám ruộng tốt. Vị đệ tử sống trong pháp ấy, thực hành theo pháp và tùy pháp, chơn chánh thực hành, hành trì đúng pháp. Như vậy, Ta nói rằng người này như hột giống tốt, huống nữa là họ Thích Sarakàni. Này Mahànàma, họ Thích Sarakàni, khi Mạng chung, đã làm viên mãn học giới.

Xem chi tiết:

Kinh Tương Ưng – Tập V – Thiên Ðại Phẩm – Chương XI – Tương Ưng Dự Lưu (b) – III. Phẩm Saranàni