Tăng Chi Bộ – Anguttara Nikaya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Chương III- Ba Pháp
VI. Phẩm Các Bà-la-môn
51.- (a) Hai Người
– Có hai vị Bà-la-môn già yếu, Trưởng lão, tuổi lớn, cuộc đời đã được trải qua, đã đến đoạn cuối cuộc đời, đã 120 tuổi, đi đến Thế Tôn, Đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Những Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:
– Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi là những Bà-la-môn già yếu, Trưởng lão, tuổi lớn, cuộc đời đã được trải qua, đã đến đoạn cuối cuộc đời, đã 120 tuổi, nhưng chúng tôi không làm điều lành, không làm điều thiện, không làm những điều để chấm dứt các sợ hãi. Tôn giả Gotama hãy răn dạy chúng tôi, Tôn giả Gotama hãy giảng dạy chúng tôi. Nhờ vậy, chúng tôi sẽ được Hạnh phúc, an lạc lâu dài.
– Thật vậy, các ông là những Bà-la-môn già yếu, Trưởng lão, tuổi lớn, cuộc đời đã được trải qua, đã đến đoạn cuối cuộc đời, đã 120 tuổi, nhưng các Ông không làm điều lành, không làm điều thiện, không làm những điều để chấm dứt các sợ hãi. Thật vậy, này các Bà-la-môn, thế giới này đã bị già, bệnh, chết dắt dẫn. Thế giới đã bị già, bệnh, chết dắt dẫn như vậy, này các Bà-la-môn, thời chế ngự thân, chế ngự lời nói, chế ngự ý trong đời này, đối với kẻ đã đi đến cõi chết, phải là chỗ nương tựa, là hang trú ẩn, là hòn cù lao (hay ngọn đèn), là chỗ quy y và là đích xứ nó đến.
Ðời sống bị dắt dẫn Mạng sống chẳng là bao Bị già kéo dẫn đi Không có nơi nương tựa Hãy luôn luôn quán tưởng Sợ hãi tử vong này Hãy làm các Công đức Ðưa đến chơn an lạc. Ở đây chế ngự thân, Chế ngự lời và ý, Kẻ ấy dầu có chết, Cũng được hưởng an lạc, Vì khi còn đang sống Ðã làm các Công đức.
52.- (b) Hai Người
Rồi Bà-la-môn già yếu, Trưởng lão, tuổi lớn, cuộc đời đã được trải qua, đã đến đoạn cuối cuộc đời, đã 120 tuổi, đi đến Thế Tôn, Đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Rồi Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:
– Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi là những Bà-la-môn già yếu, Trưởng lão, tuổi lớn, cuộc đời đã được trải qua, đã đến đoạn cuối cuộc đời, đã 120 tuổi, nhưng chúng tôi không làm điều lành, không làm điều thiện, không làm những điều để chấm dứt các sợ hãi. Tôn giả Gotama hãy răn dạy chúng tôi, Tôn giả Gotama hãy giảng dạy chúng tôi. Nhờ vậy, chúng tôi sẽ được Hạnh phúc, an lạc lâu dài.
– Thật vậy, các ông là những Bà-la-môn già yếu, Trưởng lão, tuổi lớn, cuộc đời đã được trải qua, đã đến đoạn cuối cuộc đời, đã 120 tuổi, nhưng các Ông không làm điều lành, không làm điều thiện, không làm những điều để chấm dứt các sợ hãi. Thật vậy, này các Bà-la-môn, thế giới này đã bị già, bệnh, chết dắt dẫn. Thế giới đã bị già, bệnh, chết dắt dẫn như vậy, này các Bà-la-môn, thời chế ngự thân, chế ngự lời nói, chế ngự ý trong đời này, đối với kẻ đã đi đến cõi chết, phải là chỗ nương tựa, là hang trú ẩn, là hòn cù lao (hay ngọn đèn), là chỗ quy y và là đích xứ nó đến.
Trong ngôi nhà bị cháy, Ðồ đạc được đem ra, Ðồ ấy lợi cho nó, Không phải đồ bị cháy, Cũng vậy đời bị cháy, Do già chết thiêu đốt, Nhờ bố thí tự cứu Khéo cứu, đồ bố thí. Ở đây, chế ngự thân, Chế ngự lời và ý, Kẻ ấy dầu có chết, Cũng được hưởng an lạc, Vì khi còn đang sống Ðã làm các Công đức.
53.- Vị Bà-la-môn
Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn, sau khi đến, Đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:
– Pháp là thiết thực hiện tại, thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu?
– Bị tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, Cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Tham ái được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không Cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Bị sân làm uế nhiễm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, Cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Sân được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không Cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Bị si làm cho mê mờ, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, Cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Si được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không Cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử Cư sĩ, từ nay cho đến Mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
Rồi một Bà-la-môn du sĩ đi đến Thế Tôn, sau khi đến, Đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn du sĩ bạch Thế Tôn:
– Pháp là thiết thực hiện tại, thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu?
– Bị tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, Cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Tham ái được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không Cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Bị tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, vị ấy làm ác hạnh về thân, làm ác hạnh về lời nói, làm ác hạnh về ý. Tham ái được đoạn trừ, vị ấy không làm ác hạnh về thân, không làm ác hạnh về lời nói, không làm ác hạnh về ý.
Bị tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, vị ấy không như thật rõ biết lợi ích của mình, không như thật rõ biết lợi ích của người, không như thật rõ biết lợi ích của cả hai. Tham ái được đoạn trừ, vị ấy như thật rõ biết lợi ích của mình, như thật rõ biết lợi ích của người, như thật rõ biết lợi ích của cả hai
Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Bị sân làm uế nhiễm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, Cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Sân được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không Cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Bị sân làm uế nhiễm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, vị ấy làm ác hạnh về thân, làm ác hạnh về lời nói, làm ác hạnh về ý. Sân được đoạn trừ, vị ấy không làm ác hạnh về thân, không làm ác hạnh về lời nói , không làm ác hạnh về ý.
Bị sân làm uế nhiễm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, vị ấy không như thật rõ biết lợi ích của mình, không như thật rõ biết lợi ích của người, không như thật rõ biết lợi ích của cả hai. Sân được đoạn trừ, vị ấy như thật rõ biết lợi ích của mình, như thật rõ biết lợi ích của người, như thật rõ biết lợi ích của cả hai
Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Bị si làm mê mờ, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, Cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Sân được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không Cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Bị si làm cho mê mờ, này Bà-la-môn, bị chinh phục,tâm bị xâm chiếm, nên làm ác hạnh về thân, làm ác hạnh về lời nói, làm ác hạnh về ý. Si được đoạn trừ, thời không làm ác hạnh về thân, không làm ác hạnh về lời nói, không làm ác hạnh về ý.
Bị si làm cho mê mờ, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên không như thật rõ biết lợi ích của mình, không như thật rõ biết lợi ích của người, không như thật rõ biết lợi ích của cả hai. Si được đoạn trừ, thời như thật rõ biết lợi ích của mình, như thật rõ biết lợi ích của người, như thật rõ biết lợi ích của cả hai.
Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
55.- Niết-bàn
Rồi Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn, sau khi đến, Đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:
– Thiết thực hiện tại là Niết bàn, thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu?
– Bị tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, Cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Tham ái được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không Cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Bị sân làm uế nhiễm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, Cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Sân được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không Cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Bị si làm mê mờ, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, Cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Si được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không Cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Khi vị ấy, này Bà-la-môn, Cảm thọ tham ái được đoạn tận, không có dư tàn, Cảm thọ sân được đoạn tận, không có dư tàn, Cảm thọ si được đoạn tận, không có dư tàn. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử Cư sĩ, từ nay cho đến Mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
56.- Người Giàu Có
Rồi một Bà-la-môn giàu có lớn đi đến Thế Tôn, sau khi đến, Đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn giàu có lớn bạch Thế Tôn:
– Con có nghe, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn thuở xưa, các Trưởng lão lớn tuổi, bậc thầy của các bậc Thầy nói rằng: “Thuở xưa, thế giới này quá sung mãn, với người, – người ta nghĩ như một vực sâu không có sóng, các làng, các thị trấn, các kinh thành quá gần để một con gà trống có thể bước từ chỗ này qua chỗ kia.”
Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do duyên gì, ngày nay Loài Người lại bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế, các làng trở thành không phải làng, các thị trấn trở thành không phải thị trấn, các thành phố trở thành không phải thành phố, các quốc độ trở thành không phải quốc độ?
– Ngày nay, này Bà-la-môn, Loài Người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, và bị ác tham chinh phục, bị tà kiến chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, vì bị ác tham chinh phục, vì bị tà kiến chi phối, chúng cầm gươm sắc bén sát hại lẫn nhau. Do vậy, nhiều người Mạng chung. Ðây là nhân, này Bà-la-môn, đây là duyên, ngày nay Loài Người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế, các làng trở thành không phải làng, các thị trấn trở thành không phải thị trấn, các thành phố trở thành không phải thành phố, các quốc độ trở thành không quốc độ.
Lại nữa, này Bà-la-môn, ngày nay, các Loài Người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, và bị ác tham chinh phục, bị các tà kiến chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, vì bị ác tham chinh phục, vì bị tà kiến chi phối, trời không mưa xuống đều đặn. Vì vậy, bữa ăn khó tìm, mùa màng hư mất, trắng xóa với côn trùng, chỉ còn lại cọng dẹp. Do vậy, nhiều người Mạng chung. Ðây là nhân, này Bà-la-môn, đây là duyên, vì sao ngày nay Loài Người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế, các làng trở thành không phải làng, các thị trấn trở thành không phải thị trấn, các thành phố trở thành không phải thành phố, các quốc độ trở thành không phải quốc độ.
Lại nữa, này Bà-la-môn, ngày nay, các Loài Người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, và bị ác tham chinh phục, bị các tà kiến chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, vì bị ác tham chinh phục, vì bị tà kiến chi phối, các loài Yakkha (Dạ-xoa) thả ra các loài phi nhân dữ tợn. Vì vậy, nhiều người Mạng chung. Ðây là nhân, này Bà-la-môn, đây là duyên, ngày nay Loài Người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế, các làng trở thành không phải làng, các thị trấn trở thành không phải thị trấn, các thành phố trở thành không phải thành phố, các quốc độ trở thành không phải quốc độ.
– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử Cư sĩ, từ nay cho đến Mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
57.- Vacchagotta
Rồi du sĩ Vacchagotta đi đến Thế Tôn, sau khi đến, Đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ Vacchagotta thưa với Thế Tôn:
– Tôi có được nghe, thưa Tôn giả Gotama, người ta loan truyền rằng Sa-môn Gotama nói như sau: “Cần phải bố thí cho Ta, không cần bố thí cho người khác. Cần phải bố thí cho đệ tử của Ta, không cần phải bố thí cho đệ tử những người khác. Bố thí cho Ta có quả lớn, bố thí cho những người khác không có quả lớn. Bố thí cho các đệ tử của ta có quả lớn, bố thí cho những đệ tử của người khác không có quả lớn!”. Thưa Tôn giả Gotama, những ai nói rằng Sa-môn nói như sau: “Cần phải bố thí cho Ta, không cần bố thí cho người khác. Cần phải bố thí cho đệ tử của Ta, không cần phải bố thí cho đệ tử những người khác. Bố thí cho Ta có quả lớn, bố thí cho những người khác không có quả lớn. Bố thí cho các đệ tử của ta có quả lớn, bố thí cho những đệ tử của người khác không có quả lớn!”, những người nói như vậy, có phải nói đúng lời nói của Tôn giả Gotama, không có xuyên tạc Tôn giả Gotama với điều không thật? Có phải họ nói như vậy là đúng pháp và thuận pháp, và những ai là người đúng pháp, nói lời đúng pháp và thuận pháp, không có cơ hội để chỉ trích? Họ không muốn xuyên tạc Tôn giả Gotama?
– Này Vaccha, những ai nói rằng Sa-môn Gotama nói như sau: “Cần phải bố thí cho Ta, không cần bố thí cho người khác. Cần phải bố thí cho đệ tử của Ta, không cần phải bố thí cho đệ tử những người khác. Bố thí cho Ta có quả lớn, bố thí cho những người khác không có quả lớn. Bố thí cho các đệ tử của ta có quả lớn, bố thí cho những đệ tử của người khác không có quả lớn!”, những người ấy không nói đúng với lời nói của ta, họ đã xuyên tạc ta với điều không thật, họ đã nói láo. Này Vaccha, ai ngăn chận người khác bố thí, người ấy tạo ra ba chướng ngại pháp và đánh cắp mất ba vật. Thế nào là ba?
Người ấy làm chướng ngại người cho không được Công đức, người ấy ngăn chặn người nhận không được bố thí, và tự ngã người ấy trước đã mất gốc, lại càng bị thương tổn hơn. Này Vaccha, ai ngăn chặn người cho không bố thí người khác, tạo ra ba chướng ngại như vậy, và đánh cắp mất ba vật. Này Vaccha, ta nói như sau: “Những ai đổ đồ phế thải trên mâm bàn, hay đồ rửa chén bát vào hố phân hay hố rác rưởi với ý nghĩ để các loài hữu tình trong ấy nhờ đấy được ăn để sống”. Do nhân duyên ấy, này Vaccha, ta nói có đem lại Công đức, còn nói gì đối với Loài Người.
Lại nữa, này Vaccha, Ta tuyên bố rằng, cho người có giới hạnh được quả lớn, cho người ác giới không phải như vậy. Người có giới hạnh là người đã đoạn tận năm pháp và đã đầy đủ năm pháp.
Thế nào là năm pháp đã được đoạn tận? Dục tham đã được đoạn tận, sân đã được đoạn tận, hôn trầm thùy miên đã được đoạn tận, trạo hối đã được đoạn tận, nghi đã được đoạn tận, năm pháp này đã được đoạn tận.
Năm pháp nào đã được đầy đủ?
Ðầy đủ vô học giới uẩn, đầy đủ vô học định uẩn, đầy đủ vô học tuệ uẩn, đầy đủ vô học Giải thoát uẩn, đầy đủ vô học Giải thoát Tri kiến uẩn. Vị ấy được đầy đủ năm pháp này. Ở đây, Ta tuyên bố rằng, bố thí cho người đoạn tận năm pháp, đầy đủ năm pháp có quả lớn.
Như trong một đàn bò, Có con đen, trắng, đỏ Màu hung hay có đốm, Có con màu bồ câu Dầu con bò màu gì, Kiếm được con bò thuần, Con vật kéo sức mạnh, Ðẹp, lanh và hăng hái, Mặc kệ nó màu gì, Liền mắc vào gánh nặng, Cũng vậy, giữa Loài Người, Dầu có sinh chỗ nào, Hoàng tộc, Bà-la-môn Thương gia hay nô bộc, Kẻ không có giai cấp, Hay hạ cấp đổ phân, Giữa những người như vậy. Ai điều phục thuần thục, Ngay thẳng, đủ Giới đức Nói thực, biết tàm quý, Sanh tử đã đoạn tận, Phạm hạnh được vẹn toàn Gánh nặng đã hạ xuống, Không còn bị trói buộc, Việc cần làm đã làm, Không còn bị lậu hoặc, Ðã đến bờ bên kia, Không chấp pháp tịch tịnh, Phước điền ấy vô cấu. Quả lớn đáng Cúng dường; Như kẻ ngu không biết, Thiếu trí, ít nghe nhiều, Chỉ bố thí bên ngoài, Không đến gần kẻ thiện, Những ai gần kẻ thiện, Có tuệ, tôn bực hiền Họ tin bậc Thiện Thệ, An trú tận gốc rễ. Sanh Thiên hay ở đây Ðược sanh gia đình tốt Bậc trí tuần tự tiến Chứng được cảnh Niết-bàn.
58.- Tikanna
1-6
Rồi Bà-la-môn Tikanna đi đến Thế Tôn, sau khi đến, Đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Tikanna, trước mặt Thế Tôn, tán thán các bậc Bà-la-môn có đầy đủ ba minh.
– Phải, này Bà-la-môn, họ là các bậc có ba minh. Phải, các Bà-la-môn có ba minh. Cho đến như thế nào, này Bà-la-môn, các Bà-la-môn diễn tả ba minh của các Bà-la-môn?
– Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, vị Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh, nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Veda với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và các cổ truyện là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài về thuận thế (tự nhiên học) và tướng của các vị đại nhân. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, các vị Bà-la-môn diễn tả ba minh các vị Bà-la-môn.
– Thật là khác, này Bà-la-môn, các Bà-la-môn diễn tả ba minh của các Bà-la-môn. Thật là khác ba minh trong luật của bậc thánh.
– Như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, là ba minh trong giới luật của bậc thánh? Lành thay, nếu Tôn giả Gotama Thuyết pháp cho chúng tôi về ba minh trong Luật của bậc Thánh.
– Vậy Bà-la-môn hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ giảng.
– Thưa vâng, Tôn giả.
Bà-la-môn Tikana vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
– Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly dục, ly các pháp ác, bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh, nhất tâm. Ly hỷ, trú xả, Chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc thánh gọi là xả niệm lạc trú, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã Cảm thọ trước, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
3- Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời. Nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây.”
Như vậy, vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, cùng với các nét đại cương và các nét chi tiết. Ðây là minh thứ nhất đã đạt được, vô minh diệt, minh khởi, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, đối với vị an trú không phóng dật, nhiệt tâm, Tinh cần.
4.-Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.Các chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, ngữ, ý, phỉ báng các bậc thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại Mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú đọa xứ, Địa ngục. Còn những chúng sanh này làm những Thiện hạnh về thân, ngữ, ý, không phỉ báng các bậc thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại Mạng chung, được sanh lên các cõi thiện, Cõi trời, cõi đời này.
Như vậy, vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Ðây là minh thứ hai đã đạt được, vô minh diệt, minh khởi, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, đối với vị an trú không phóng dật, nhiệt tâm, Tinh cần.
5.-Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: “Ðây là khổ”, biết như thật: “Ðây là nguyên nhân của khổ”, biết như thật: “Ðây là Khổ diệt”, biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến Khổ diệt”. Biết như thật: “Ðây là những lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là nguyên nhân các lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”.
Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã Giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã Giải thoát”. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa”. Ðây là minh thứ ba đã đạt được, vô minh diệt, minh khởi, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, đối với vị an trú không phóng dật, nhiệt tâm, Tinh cần.
6.-
Giới hạnh không cao thấp Khôn khéo và thiền tịnh, Với tâm được chinh phục, Nhứt tâm, khéo định tĩnh, Bậc trí đoạn mê ám, Ba minh, diệt tử thần, Vị ấy được tôn xưng, Ðại hạnh cho Trời Người, Bậc “Ðoạn tận tất cả”, Ðầy đủ cả ba minh An trú không mê vọng, Ðức Phật, bậc Giác ngộ, Bậc chứng thân tối hậu, Chúng lễ Gotama. Ai biết được đời trước, Thấy Thiên giới, đọa giới, Vị ấy là Đạo sĩ, Ðoạn sanh, đạt Thắng trí Vị Bà-la-môn nào, Chứng được ba minh này, Ta gọi là ba minh Không như thường được gọi.
Như vậy, này Bà-la-môn, là ba minh trong Luật của bậc Thánh.
– Thật khác, thưa Tôn giả Gotama, là ba minh của các Bà-la-môn! Thật khác là ba minh trong Luật của bậc Thánh! Và thưa Tôn giả Gotama, người có được ba minh của các Bà-la-môn không sánh bằng một phần mười sáu của vị chứng ba minh trong Luật của bậc Thánh.
- – Jànussoni
1-4
Rồi có Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn, sau khi đến, Đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:
– Ai làm lễ tế đàn, thưa Tôn giả Gotama, hay ai làm lễ cúng linh, hay ai có bố thí, cần phải bố thí các vật ấy cho các vị Bà-la-môn có ba minh.
Cho đến như thế nào, này Bà-la-môn, các vị Bà-la-môn diễn tả một Bà-la-môn có ba minh?
Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, vị Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị môt dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh, nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vệ đà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải, và các cổ truyện là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài về thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị Ðại nhân. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn diễn tả ba minh của các Bà-la-môn.
– Thật là khác, này Bà-la-môn, các Bà-la-môn diễn tả ba minh của các Bà-la-môn. Thật là khác, ba minh trong Luật của bậc Thánh.
– Như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, là ba minh trong giới Luật của bậc Thánh? Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết giảng cho chúng tôi về ba minh trong giới Luật của bậc Thánh.
– Vậy Bà-la-môn hãy nghe và khéo tác ý. Ta sẽ giảng.
– Thưa vâng, Tôn giả.
Bà-la-môn Jànussoni vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
2- Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly dục, ly các pháp ác, bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh, nhất tâm. Ly hỷ, trú xả, Chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc thánh gọi là xả niệm lạc trú, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã Cảm thọ trước, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời. Nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây.” Như vậy, vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, cùng với các nét đại cương và các nét chi tiết. Ðây là minh thứ nhất đã đạt được, vô minh diệt, minh khởi, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, đối với vị an trú không phóng dật, nhiệt tâm, Tinh cần.
3- Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.Các chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, ngữ, ý, phỉ báng các bậc thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại Mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú đọa xứ, Địa ngục. Còn những chúng sanh này làm những Thiện hạnh về thân, ngữ, ý, không phỉ báng các bậc thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại Mạng chung, được sanh lên các cõi thiện, Cõi trời, cõi đời này.
Như vậy, vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Ðây là minh thứ hai đã đạt được, vô minh diệt, minh khởi, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, đối với vị an trú không phóng dật, nhiệt tâm, Tinh cần.
4.- Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: “Ðây là khổ”, biết như thật: “Ðây là nguyên nhân của khổ”, biết như thật: “Ðây là Khổ diệt”, biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến Khổ diệt”. Biết như thật: “Ðây là những lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là nguyên nhân các lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”.
Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã Giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã Giải thoát”. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa”. Ðây là minh thứ ba đã đạt được, vô minh diệt, minh khởi, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, đối với vị an trú không phóng dật, nhiệt tâm, Tinh cần.
Ai đầy đủ giới hạnh Tinh cần và định tĩnh Với tầm được chinh phục Nhứt tâm khéo định tĩnh Ai biết được đời trước Thấy Thiên giới đọa xứ Vị ấy là Đạo sĩ Ðoạn sanh, đạt Thắng trí Vị Bà-la-môn nào, Chứng được ba minh này, Ta gọi là ba minh Không như thường được gọi.
Như vậy, này Bà-la-môn, là ba minh trong Luật của bậc Thánh.
– Thật thế, thưa Tôn giả Gotama, là ba minh của các Bà-la-môn! Thật khác, là ba minh trong Luật của bậc Thánh! Và thưa Tôn giả Gotama, người có được ba minh của các Bà-la-môn không sánh bằng một phần mười sáu của vị chứng ba minh trong Luật của bậc Thánh!
Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử Cư sĩ, từ nay cho đến Mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
60.- Sangàrava
1-7
– Rồi có Bà-la-môn Sangàrava đi đến Thế Tôn, sau khi đến, Đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Sangàrava bạch Thế Tôn:
– Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi làm lễ tế đàn và khuyên các người khác làm lễ tế đàn. Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, ai làm lễ tế đàn và ai khuyên các người khác làm lễ tế đàn, tất cả đều thực hành con đường đưa đến Công đức cho nhiều người, tức là kết quả của tế đàn. Thưa Tôn giả Gotama, ai xuất gia, từ bỏ gia tộc, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, chỉ nhiếp phục một tự ngã của mình, chỉ an tịnh một tự ngã của mình, chỉ làm cho một tự ngã chứng được Niết-bàn. Như vậy, người ấy thực hành con đường đưa đến Công đức chỉ có một mình, tức là kết quả của sự xuất gia.
– Vậy này Bà-la-môn, ở đây, Ta sẽ hỏi Ông. Ông kham nhẫn như thế nào, hãy như vậy trả lời. Ông nghĩ như thế nào, này Bà-la-môn, ở đây, Thế Tôn xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiên Tuệ, Thế gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Vị ấy nói như sau: “Ðây là con đường, đây là đạo lộ, nhờ thực hành con đường này, Ta đã thể nhập vô thượng Phạm hạnh, tự mình với Thắng trí, chứng đạt, an trú và tuyên thuyết. Các người hãy đến! Hãy như vậy thực hành! Các người sẽ thể nhập vô thượng Phạm hạnh, tự mình với Thắng trí, chứng đạt và an trú”. Như vậy, vị Ðạo Sư này Thuyết pháp, và các người khác như thật hành trì. Số người như vậy là hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn. Ông nghĩ thế nào, này Bà-la-môn, sự việc là như vậy, thời con đường đưa đến Công đức này ảnh hưởng chỉ đến một người hay ảnh hưởng đến nhiều người, tức là kết quả của sự xuất gia?
– Sự việc này là như vậy, thưa Tôn giả Gotama, con đường đưa đến Công đức này là ảnh hưởng đến nhiều người, tức là kết quả của sự xuất gia.
Ðược nghe nói như vậy, Tôn giả [[ANanda nói với Bà-la-môn Sangàrava:
– Trong hai con đường, này Bà-la-môn, con đường nào, Ông có thể kham nhẫn là giản dị hơn, ít khó chịu hơn, kết quả lớn hơn và lợi ích hơn?
Ðược nói như vậy, Bà-la-môn Sangàrava nói với Tôn giả [[ANanda:
– Như Tôn giả Gotama và Tôn giả [[ANanda, cả hai đối với tôi là đáng kính lễ và đáng tán thán.
Lần thứ hai, Tôn giả [[ANanda nói với Bà-la-môn Sangàrava:
– Này Bà-la-môn, Ta không hỏi Ông như vậy: “Những ai là đáng Đảnh lễ, hay những ai là đáng tán thán?” Này Bà-la-môn, như thế này Ta hỏi Ông: “Này Bà-la-môn, trong hai con đường này, con đường nào Ông có thể kham nhẫn là giản dị hơn, ít khó chịu hơn, kết quả lớn hơn, lợi ích lớn hơn?”
Lần thứ hai, Bà-la-môn Sangàrava nói với Tôn giả [[ANanda:
– Như Tôn giả Gotama và Tôn giả [[ANanda, cả hai đối với tôi là đáng Đảnh lễ và đáng tán thán.
Lần thứ ba, Tôn giả [[ANanda nói với Bà-la-môn Sangàrava:
– Này Bà-la-môn, Ta không hỏi Ông như vậy: “Những ai là đáng kính lễ, hay những ai là đáng tán thán? “Này Bà-la-môn, như thế này Ta hỏi Ông: “Này Bà-la-môn, trong hai con đường này, con đường nào Ông có thể kham nhẫn là giản dị hơn, ít khó chịu hơn, kết quả lớn hơn, lợi ích lớn hơn?”
Lần thứ ba, Bà-la-môn Sangàrava nói với Tôn giả [[ANanda:
– Như Tôn giả Gotama và Tôn giả [[ANanda, cả hai đối với tôi là đáng kính lễ và đáng tán thán.
- Rồi Thế Tôn suy nghĩ như sau: “Cho đến lần thứ ba, Bà-la-môn Sangàrava, được hỏi một câu đúng pháp lại tránh né, không trả lời. Vậy Ta hãy giải tỏa việc này”.
Rồi Thế Tôn nói với Bà-la-môn Sangàrava:
– Này Bà-la-môn, câu chuyện gì đã khởi lên hôm nay trong cung điện Nhà Vua, khi hội chúng nhà vua ngồi tụ họp lại?
– Thưa Tôn giả Gotama, hôm nay, trong cung điện nhà vua, câu chuyện như sau đã khởi lên, khi hội chúng nhà vua ngồi tụ họp lại: “Thuở xưa, các Tỷ-kheo ít hơn, nhưng nhiều hơn là các pháp thượng nhân, các thần thông thần biến được thị hiện. Ngày nay, các Tỷ-kheo nhiều hơn, nhưng ít hơn là các pháp thượng nhân, các thần thông thần biến được thị hiện.” Thưa Tôn giả Gotama, đấy là câu chuyện đã khởi lên hôm nay trong cung điện nhà vua, khi hội chúng nhà vua ngồi tụ họp lại.
- – Này Bà-la-môn, có ba loại thần thông. Thế nào là ba? Thần thông biến hóa, thần thông ký thuyết, thần thông giáo hóa, và Bà-la-môn, thế nào là thần thông biến hóa?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách qua tường, qua núi như đi ngang qua hư không, độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước, không nứt rẽ ra như trên đất liền, ngồi kiết già, đi trên hư không như con chim, với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên.
- Và này Bà-la-môn, thế nào là thần thông ký thuyết?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người nói lên nhờ tướng: “Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tà tâm của Ông”. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người nói lên không nhờ tướng, nhưng nghe tiếng của Loài Người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, liền nói lên: “Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tà tâm của Ông”. Nếu vị ấy nói lên nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người nói lên không nhờ tướng, cũng không nhờ nghe tiếng của Loài Người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, nhưng sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư; sau khi suy tầm và suy tư liền nói lên: “Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông”. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người không nói lên nhờ tướng, không nói lên nhờ nghe tiếng của Loài Người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, không nói lên sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư, sau khi suy tầm và suy tư. Những thành tựu định không tầm không tứ, với tâm của mình biết rõ tâm của người khác tùy theo hành ý của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Này Bà-la-môn, đây gọi là thần thông ký thuyết.
- Và như thế nào, này Bà-la-môn, là thần thông giáo hóa?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người giáo giới như sau: “Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy! Hãy tác ý như thế này, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này! Hãy đạt đến cái này và an trú!”. Này Bà-la-môn, đây gọi là thần thông giáo hóa. Này Bà-la-môn, có ba loại thần thông này.
Trong ba loại thần thông này, Ông có thể chấp nhận loại thần thông nào là hy hữu hơn, thù diệu hơn?
– Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, loại thần thông này: Ở đây có người chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách qua tường, qua núi như đi ngang qua hư không, độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước, không nứt rẽ ra như trên đất liền, ngồi kiết già, đi trên hư không như con chim, với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên. Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, ai làm loại thần thông ấy, người ấy tự kinh nghiệm lấy. Ai làm thần thông ấy, tự mình có được thần thông ấy. Loại thần thông này, đối với tôi, được xem tánh chất như là huyễn hóa.
Còn loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama: Ở đây có người nói lên nhờ tướng: “Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông”. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Có người nói lên không nhờ tướng, nhưng nghe tiếng của Loài Người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, liền nói lên: “Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông”. Nếu vị ấy nói lên nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Có người nói lên không nhờ tướng, cũng không nhờ nghe tiếng của Loài Người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, nhưng sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư; sau khi suy tầm và suy tư liền nói lên: “Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông”. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Có người không nói lên nhờ tướng, không nói lên nhờ nghe tiếng của Loài Người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, không nói lên sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư, sau khi suy tầm và suy tư. Những thành tựu định không tầm không tứ, với tâm của mình biết rõ tâm của người khác tùy theo hành ý của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, ai làm loại thần thông ấy, người ấy tự kinh nghiệm lấy. Ai làm thần thông ấy, tự mình có được thần thông ấy. Loại thần thông này, đối với tôi, được xem tánh chất như là huyễn hóa.
Còn loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama: Ở đây có người giáo giới như sau: “Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy! Hãy tác ý như thế này, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này! Hãy đạt đến cái này và an trú”. Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, tôi có thể chấp nhận là hy hữu hơn và thù diệu hơn trong ba loại thần thông.
Thật là vi diệu, thưa Tôn giả Gotama! Thật là hy hữu, thưa Tôn giả Gotama! Vấn đề này được Tôn giả Gotama khéo nói như vậy, Chúng tôi thọ trì rằng Tôn giả Gotama có thành tựu cả ba loại thần thông này. Thật vậy, Tôn giả Gotama có thể chứng được nhiều loại thần thông … Thật vậy, Tôn giả Gotama thành tựu được định không tầm không tứ, với tâm của mình rõ biết tâm của người khác, tùy theo ý hành của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Thật vậy, Tôn giả Gotama giáo giới như sau: “Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy! Hãy tác ý như vậy, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này, hãy đạt đến cái này và an trú!”.
- -Thật vậy, này Bà-la-môn, lời nói của Ông trước như là chống ta, sau xích lại gần ta. Và Ta sẽ trả lời cho Ông. Này Bà-la-môn, Ta chứng được nhiều loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, … Này Bà-la-môn, ta thành tựu được định không tầm không tứ, với tâm của mình rõ biết tâm của người khác, tùy theo ý hành của Ta hướng đến chỗ nào, thời tâm của Ta lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Này Bà-la-môn, Ta có thể giáo giới như sau: “Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy. Hãy tác ý như vậy, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này, hãy đạt được cái này và an trú!”.
– Thưa Tôn giả Gotama, có một Tỷ-kheo nào khác, cũng thành tựu được ba loại thần thông này, ngoài Tôn giả Gotama?
– Này Bà-la-môn, không phải chỉ có một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn nữa các Tỷ-kheo thành tựu được ba loại thần thông này.
– Nhưng thưa Tôn giả Gotama, nay các Tỳ kheo ấy hiện ở đâu?
– Này Bà-la-môn, trong chúng Tỷ-kheo này.
– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử Cư sĩ, từ nay cho đến Mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.