Ðại Tạng Kinh Việt Nam
**Tương Ưng Bộ Kinh
Samyutta Nikàya**
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Tập IV – Thiên Sáu Xứ
Chương I
Tương Ưng Sáu Xứ (d)
Phần Ba – Năm Mươi Kinh Thứ Ba
I. Phẩm An Ổn, Khỏi Các Khổ Ách
104.I. Người Ðược An Ổn, Khỏi Các Khổ Ách (S.iv,85)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông pháp môn đưa đến an ổn, khỏi các khổ ách, pháp môn đúng pháp. Hãy lắng nghe.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp môn đưa đến an ổn, khỏi các khổ ách?
4-8) Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận biết khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Những sắc ấy đã được Như Lai đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể Tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Ðể đoạn tận chúng, Như Lai tuyên bố cái ách. Do vậy, Như Lai được gọi là vị đã được an ổn, khỏi các khổ ách… có những tiếng… có những hương… có những vị… có những xúc…
9) Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận biết khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Những pháp ấy đã được Như Lai đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể Tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Ðể đoạn tận chúng, Như Lai tuyên bố cái ách. Do vậy, Như Lai được gọi là vị đã được an ổn, khỏi các khổ ách.
10) Này các Tỷ-kheo, đây là pháp môn đưa đến an ổn, khỏi các khổ ách, là pháp môn đúng pháp.
- II. Chấp Thủ (S.iv,85)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, do có mặt cái gì, do chấp thủ cái gì khởi lên nội lạc, nội khổ?
3) — Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…
4) — Này các Tỷ-kheo, do mắt có mặt, do chấp thủ mắt nên khởi lên nội lạc, nội khổ… tai… mũi… lưỡi… thân… Do ý có mặt, do chấp thủ ý nên khởi lên nội lạc, nội khổ.
5) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, mắt là thường hay Vô thường?
— Là Vô thường, bạch Thế Tôn.
— Cái gì Vô thường là khổ hay lạc?
— Là khổ, bạch Thế Tôn.
— Cái gì Vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy thời có thể khởi lên nội khổ, nội lạc không?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
6) — Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt… nhàm chán đối với ý. Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham nên vị ấy được Giải thoát. Trong sự Giải thoát, trí khởi lên biết rằng: “Ta đã được Giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
- III. Khổ (S.iv,86)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về Khổ tập khởi và khổ đoạn diệt. Hãy lắng nghe.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Khổ tập khởi?
4-9) Do duyên mắt và các sắc khởi lên nhãn thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Ðây là Khổ tập khởi. Do duyên tai… Do duyên mũi… Do duyên lưỡi… Do duyên thân… Do duyên ý và các pháp khởi lên ý thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Ðây là Khổ tập khởi, này các Tỷ-kheo.
10) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ đoạn diệt?
11) Do duyên mắt và các sắc khởi lên nhãn thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Ðây là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Ðây là khổ chấm dứt.
12-13) Do duyên tai… Do duyên mũi…
14-15) Do duyên lưỡi… Do duyên thân…
16) Do duyên ý và các pháp khởi lên ý thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, ưu, não diệt. Ðây là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Ðây là khổ chấm dứt.
- IV. Thế Giới (S.iv,87)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về thế giới tập khởi và thế giới đoạn diệt. Hãy lắng nghe.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thế giới tập khởi?
4) Do duyên mắt và các sắc khởi lên nhãn thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ. Do duyên thủ nên có hữu. Do duyên hữu nên có sanh. Do duyên sanh nên có già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Ðây là thế giới tập khởi.
5-7) Do duyên tai… Do duyên mũi… Do duyên lưỡi… Do duyên thân…
8) Và do duyên ý và các pháp khởi lên ý thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ. Do duyên thủ nên có hữu. Do duyên hữu nên có sanh. Do duyên sanh nên có già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, đây là thế giới tập khởi.
9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thế giới đoạn diệt?
10-15) Do duyên mắt và các sắc khởi lên nhãn thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt. Như vậy, đây là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.
16) Này các Tỷ-kheo, đây là thế giới đoạn diệt.
- V. Thắng (S. iv,88)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì nên có: “Thắng hơn là tôi”, “Ngang bằng là tôi” hay “Thấp kém là tôi”?
3) — Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…
4-9) — Này các Tỷ-kheo, do có mắt, do chấp thủ mắt, do thiên chấp mắt nên có: “Thắng hơn là tôi”, “Ngang bằng là tôi” hay “Thấp kém là tôi”… Do có ý, do chấp thủ ý, do thiên chấp ý nên có: “Thắng hơn là tôi”, “Ngang bằng là tôi” hay “Thấp kém là tôi”.
10) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, mắt là thường hay Vô thường?
— Là Vô thường, bạch Thế Tôn.
— Cái vì Vô thường là khổ hay lạc?
— Là khổ, bạch Thế Tôn.
— Cái gì Vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thời (có thể) có ý nghĩ: “Thắng hơn là tôi”, “Ngang bằng là tôi”, hay “Thấp kém là tôi” không?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
11) — Tai là thường hay Vô thường…
12) Mũi là thường hay Vô thường…
13) Lưỡi là thường hay Vô thường…
14) Thân là thường hay Vô thường…
15) Ý là thường hay Vô thường?
— Là Vô thường, bạch Thế Tôn.
— Cái gì Vô thường là khổ hay lạc?
— Là khổ, bạch Thế Tôn.
— Cái gì Vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thời (có thể) có ý nghĩ: “Thắng hơn là tôi”, “Ngang bằng là tôi” hay “Thấp kém là tôi” không?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
16) — Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt… nhàm chán đối với ý. Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham nên vị ấy được Giải thoát… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.
- VI. Kiết Sử (S.iv,89)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về các pháp bị kiết sử và kiết sử. Hãy lắng nghe. Thế nào là kiết sử?
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp bị kiết sử và… kiết sử?
4-9) Này các Tỷ-kheo, mắt là pháp bị kiết sử. Ở đây, chỗ nào có dục và tham, ở đấy là kiết sử… Ý là pháp bị kiết sử. Ở đây, chỗ nào có dục và tham, ở đấy là kiết sử.
10) Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là những pháp bị kiết sử và kiết sử.
- VII. Chấp Thủ (S.iv,89)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về các pháp bị chấp thủ và chấp thủ. Hãy lắng nghe.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp bị chấp thủ, và thế nào là chấp thủ?
4-9) Mắt, này các Tỷ-kheo, là pháp bị chấp thủ. Ở đây, chỗ nào có dục và tham, ở đấy là chấp thủ… Ý là pháp bị chấp thủ. Ở đây, chỗ nào có dục và tham, ở đấy là chấp thủ.
10) Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là những pháp bị chấp thủ, và chấp thủ.
- VIII. Tuệ Tri (Pajànàti) (S.iv,89)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, do vì không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ mắt nên không thể đoạn tận khổ đau… tai… mũi… lưỡi… thân… Do vì không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ ý nên không thể đoạn tận khổ đau.
8-13) Và này các Tỷ-kheo, do thắng tri, liễu tri, ly tham và từ bỏ mắt nên có thể đoạn tận khổ đau… tai… mũi… lưỡi… thân… Do thắng tri, liễu tri, ly tham và từ bỏ ý nên có thể đoạn tận khổ đau.
- IX. Tuệ Tri (S.iv,90)
1) …
2-7) — Này các Tỷ-kheo, do không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ các sắc nên không thể đoạn tận khổ đau… các tiếng… các hương… các vị… các xúc… Do không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ các pháp nên không thể đoạn tận khổ đau.
8-13) Và này các Tỷ-kheo, do thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ các sắc, nên có thể đoạn tận khổ đau… các tiếng… các hương… các vị… các xúc… Do thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ các pháp nên có thể đoạn tận khổ đau.
- X. Nghe Trộm (upassuti) (S.iv,90)
1) Một thời Thế Tôn trú tại Nàtika, trong ngôi nhà bằng gạch.
2) Rồi Thế Tôn trong khi độc cư Thiền tịnh, nói lên lời pháp giáo này (dhammapariyàyam):
3) — Do duyên mắt và các sắc khởi lên nhãn thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ… Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.
4-7) Do duyên tai… Do duyên mũi… Do duyên lưỡi… Do duyên thân…
8) Do duyên ý và các pháp khởi lên ý thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ… Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này được tập khởi.
9) Do duyên mắt và các sắc khởi lên nhãn thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt… Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này được đoạn diệt.
10-13) Do duyên tai… Do duyên mũi… Do duyên lưỡi… Do duyên thân…
14) Do duyên ý và các pháp khởi lên ý thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt… Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này được đoạn diệt.
15) Lúc bấy giờ một Tỷ-kheo đứng nghe trộm Thế Tôn.
16) Thế Tôn thấy Tỷ-kheo ấy đứng nghe trộm.
17) Thấy vậy, Thế Tôn liền nói với Tỷ-kheo ấy:
— Này Tỷ-kheo, Ông có nghe pháp giáo này không?
— Thưa có nghe, bạch Thế Tôn.
— Này Tỷ-kheo, hãy học pháp giáo này. Này Tỷ-kheo, hãy học thuộc lòng pháp giáo này. Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì pháp giáo này. Này Tỷ-kheo, pháp giáo này liên hệ đến mục đích, là cứu cánh Phạm hạnh.
II. Phẩm Thế Giới Dục Công Ðức
114.I. Màra (Ma) Lưới Bẫy (S.iv,91)
1) …
2-7) — Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu một Tỷ-kheo hoan hỷ sắc ấy, tán dương, tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo đã đi đến trú xứ của Ma, đã bị Ma chinh phục. Lưới bẫy của Ma đoanh vây vị ấy. Bị Ma trói buộc, vị ấy bị Ác ma muốn làm gì vị ấy thì làm… Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ pháp ấy, tán dương, tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo đã đi đến trú xứ của Ma, đã bị Ma chinh phục. Lưới bẫy của Ma đoanh vây vị ấy. Bị Ma trói buộc, vị ấy bị Ác ma muốn làm gì vị ấy thì làm.
8-13) Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ sắc ấy, không tán dương, không tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo không đi đến trú xứ của Ma, không bị Ma chinh phục. Lưới bẫy của Ma không đoanh vây vị ấy. Ðược Giải thoát khỏi Ma trói buộc, vị ấy không bị Ác ma muốn làm gì vị ấy thì làm… Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ pháp ấy, không tán dương, không tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo không đi đến trú xứ của Ma, không bị Ma chinh phục. Lưới bẫy của Ma không đoanh vây vị ấy. Ðược Giải thoát khỏi Ma trói buộc, vị ấy không bị Ác ma muốn làm gì vị ấy thì làm.
- II. Màra (Ma) Lưới Bẫy (S.iv,92)
1) …
2-7) — Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ sắc ấy, tán dương, tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo bị trói buộc trong các sắc do mắt nhận thức, đã đi đến trú xứ của Ma, đã bị Ma chinh phục, bị Ác ma muốn làm gì vị ấy thì làm… Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức… tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo bị trói buộc trong các pháp do ý nhận thức, đã đi đến trú xứ của Ma, đã bị Ma chinh phục, bị Ác ma muốn làm gì vị ấy thì làm.
8-13) Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức, khả lạc… hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ sắc ấy, không tán dương, không tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo được Giải thoát khỏi các sắc do mắt nhận thức, không đi vào trú xứ của Ma, không bị Ma chinh phục, không bị Ác ma muốn làm gì thì làm… Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ pháp ấy, không tán dương, không tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo được Giải thoát khỏi các pháp do ý nhận thức, không đi vào trú xứ của Ma, không bị Ma chinh phục, không bị Ác ma muốn làm gì thì làm.
- III. Thế Giới Dục Công Ðức (S.iv,93)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng sự tận cùng thế giới không thể biết, không thể thấy, không thể đạt được bằng cách đi đến tận cùng thế giới. Ta cũng không tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, sự chấm dứt đau khổ có thể làm được bằng cách đạt đến sự tận cùng thế giới.
Nói vậy xong, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào tịnh xá.
3) Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi Thế Tôn ra đi không bao lâu, khởi lên tư tưởng sau đây: “Này chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời nói vắn tắt này, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tịnh xá: ‘Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng sự tận cùng thế giới không thể biết, không thể thấy, không thể đạt được bằng cách đi đến tận cùng thế giới. Ta cũng không tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, sự chấm dứt đau khổ có thể làm được bằng cách đạt đến sự tận cùng thế giới’. Lời Thế Tôn tuyên bố vắn tắt này không được phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, ai có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi”?
4) Rồi các Tỷ-kheo ấy lại suy nghĩ như sau: “Tôn giả [[ANanda được Thế Tôn tán thán, được các bậc đồng Phạm hạnh có trí kính trọng, Tôn giả [[ANanda có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi lời Thế Tôn tuyên bố vắn tắt này. Chúng ta hãy đi đến Tôn giả [[ANanda; sau khi đến, hãy hỏi Tôn giả [[ANanda về ý nghĩa này”.
5) Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến Tôn giả [[ANanda; sau khi đến, nói với Tôn giả [[ANanda những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.
6) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy nói với Tôn giả [[ANanda:
— Thưa Hiền giả [[ANanda, sau khi thuyết giảng lời vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tịnh xá: “Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng sự tận cùng thế giới không thể biết, không thể thấy, không thể đạt được bằng cách đi đến tận cùng thế giới. Ta cũng không tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, sự chấm dứt đau khổ có thể làm được bằng cách không đạt đến sự tận cùng thế giới”. Thưa Hiền giả, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, chúng tôi suy nghĩ như sau: “Này chư Hiền, sau khi nói lên lời tuyên bố vắn tắt này cho chúng ta, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tịnh xá: ‘Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng sự tận cùng thế giới không thể biết, không thể thấy, không thể đạt được bằng cách đi đến tận cùng thế giới. Ta cũng không tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, sự chấm dứt đau khổ có thể làm được bằng cách đạt đến sự tận cùng thế giới’. Lời tuyên bố vắn tắt này của Thế Tôn, ai có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi?”. Rồi thưa Hiền giả, chúng tôi lại suy nghĩ như sau: “Tôn giả [[ANanda được Thế Tôn tán thán, được các bạn đồng Phạm hạnh có trí kính trọng, Tôn giả [[ANanda có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi lời tuyên bố vắn tắt này của Thế Tôn. Chúng ta hãy đi đến Tôn giả [[ANanda; sau khi đến, hãy hỏi Tôn giả [[ANanda về ý nghĩa này”. Mong Tôn giả [[ANanda hãy phân tích cho.
7) — Này chư Hiền, ví như một người cần thiết lõi cây, tìm cầu lõi cây, đang đi tìm cầu lõi cây, đứng trước một cây lớn có lõi cây. Người ấy bỏ rễ, bỏ thân cây, nghĩ rằng lõi cây cần phải tìm trong các nhánh cây, lá cây. Cũng vậy, là việc chư Tôn giả làm… Chư Tôn giả đứng trước mặt Thế Tôn, chư Tôn giả lại vượt qua Thế Tôn và nghĩ rằng cần phải hỏi tôi về ý nghĩa này. Nhưng này chư Hiền, Thế Tôn biết những gì cần biết, thấy những gì cần thấy, bậc có mắt, bậc có trí, bậc Pháp giả, bậc Phạm thiên, bậc Thuyết giả, bậc tuyên thuyết, bậc dẫn đến mục đích, bậc đem cho bất tử, bậc Pháp chủ, bậc Như Lai. Nay đã đến thời, chư Hiền hãy đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích cho chư Hiền như thế nào, hãy như vậy thọ trì.
8) — Thưa Hiền giả [[ANanda, chắc chắn Thế Tôn biết những gì cần biết, thấy những gì cần thấy, bậc có mắt, bậc có trí, bậc Pháp giả, bậc Phạm thiên, bậc Thuyết giả, bậc tuyên thuyết, bậc dẫn đến mục đích, bậc đem cho bất tử, bậc Pháp chủ, bậc Như Lai. Nay đã đến thời chúng tôi đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích cho chúng tôi như thế nào, chúng tôi sẽ như vậy thọ trì. Nhưng Tôn giả [[ANanda được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng Phạm hạnh có trí kính trọng. Tôn giả [[ANanda có thể giải thích một cách rộng rãi lời tuyên bố vắn tắt này của Thế Tôn chưa được phân tích rộng rãi. Mong Tôn giả [[ANanda phân tích cho, nếu Tôn giả không cảm thấy phiền phức (agarum katvà).
9) — Vậy chư Hiền hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, tôi sẽ nói.
— Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả [[ANanda.
10) Tôn giả [[ANanda nói như sau:
— Này chư Hiền, sau khi nói lên lời thuyết giảng một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tịnh xá: ” Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng sự tận cùng thế giới không thể biết, không thể thấy, không thể đạt được bằng cách đi đến tận cùng thế giới. Ta cũng không tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, sự chấm dứt đau khổ có thể làm được bằng cách đạt đến sự tận cùng thế giới”. Này chư Hiền, lời tuyên bố vắn tắt này của Thế Tôn không được phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, tôi hiểu một cách rộng rãi như sau:
11) Này chư Hiền, do cái gì trong thế giới, người ta tưởng đến thế giới, người ta kiêu mạn về thế giới, đây gọi là thế giới trong giới luật của bậc Thánh. Và này chư Hiền, do cái gì trong thế giới, người ta tưởng đến thế giới, người ta kiêu mạn về thế giới? Do con mắt, này chư Hiền, trong thế giới, người ta tưởng đến thế giới, người ta kiêu mạn về thế giới. Do tai, này chư Hiền… Do mũi, này chư Hiền… Do lưỡi, này chư Hiền… Do thân, này chư Hiền… Do ý, này chư Hiền, trong thế giới, người ta tưởng đến thế giới, người ta kiêu mạn về thế giới. Ðây gọi là thế giới trong giới luật của bậc Thánh.
12) Này chư Hiền, sau khi nói lên lời thuyết giảng này một cách vắn tắt cho chư Hiền, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy đã đi vào tịnh xá: “Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng sự tận cùng thế giới không thể biết, không thể thấy, không thể đạt được bằng cách đi đến tận cùng thế giới. Ta cũng không tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, sự chấm dứt đau khổ có thể làm được bằng cách đạt đến sự tận cùng thế giới”. Này chư Hiền, lời tuyên bố vắn tắt này của Thế Tôn không được phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Nhưng nếu muốn, chư Tôn giả hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích như thế nào, hãy như vậy thọ trì.
— Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tôn giả ấy vâng đáp Tôn giả [[ANanda, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, Đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
13) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, Thế Tôn sau khi nói lên lời thuyết giảng này một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tịnh xá: “Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng… sự tận cùng thế giới”. Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn ra đi không được bao lâu, chúng con khởi lên ý nghĩ này: “Này chư Hiền, sau khi nói lên lời thuyết giảng này một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào tịnh xá: ‘Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng… sự tận cùng thế giới’. Lời Thế Tôn tuyên bố vắn tắt này không được phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, ai có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi?”
14) Rồi bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau: “Tôn giả [[ANanda được Thế Tôn tán thán, được các bạn đồng Phạm hạnh có trí kính trọng, Tôn giả [[ANanda có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi lời Thế Tôn tuyên bố vắn tắt này. Chúng ta hãy đi đến Tôn giả [[ANanda; sau khi đến, hãy hỏi Tôn giả [[ANanda về ý nghĩa này”. Và, bạch Thế Tôn, chúng con đã đi đến Tôn giả [[ANanda và hỏi Tôn giả [[ANanda về ý nghĩa này.
15) Bạch Thế Tôn, với những lý do này, với những câu này, với những chữ này, ý nghĩa được Tôn giả [[ANanda giải thích cho chúng con…
— Hiền trí, này các Tỷ-kheo, là [[ANanda. Ðại tuệ, này các Tỷ-kheo, là [[ANanda! Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông có hỏi Ta về ý nghĩa này, Ta cũng trả lời như vậy, như [[ANanda đã trả lời. Ðây là ý nghĩa của lời nói ấy. Hãy thọ trì như vậy.
- IV. Thế Giới Dục Công Ðức (S.iv,97)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, trước khi Ta chưa Giác ngộ, chưa thành Chánh đẳng Chánh giác, còn là Bồ-tát, Ta khởi lên ý nghĩ như sau: “Năm dục Công đức mà tâm Ta trước kia cảm xúc, đã thuộc quá khứ, đã đoạn diệt, đã biến hoại; ở đây, tâm Ta đi đến cuồng nhiệt khi chúng có mặt hiện tại, và trở thành giảm thiểu khi chúng chưa đến, còn ở vị lai”. Rồi, này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: “Năm dục Công đức mà tâm Ta trước kia cảm xúc, đã thuộc quá khứ, đã đoạn diệt, đã biến hoại. Ở đây, vì lợi ích cho chính Ta, hãy sống không phóng dật, gìn giữ tâm Chánh niệm”.
3) Do vậy, này các Tỷ-kheo, đối với năm dục Công đức mà tâm các Ông trước đây cảm xúc, đã thuộc quá khứ, đã đoạn diệt, đã biến hoại; ở đây, tâm các Ông đi đến cuồng nhiệt khi chúng có mặt hiện tại, và trở thành giảm thiểu khi chúng chưa đến, còn ở vị lai. Do vậy, này các Tỷ-kheo, đối với năm dục Công đức mà tâm các Ông trước đây cảm xúc, đã thuộc quá khứ, đã đoạn diệt, đã biến hoại. Ở đây, vì lợi ích cho chính các Ông, hãy sống không phóng dật, gìn giữ tâm Chánh niệm.
4) Do vậy, này các Tỷ-kheo, các xứ cần phải được hiểu: “Chỗ nào mắt đoạn diệt, sắc tưởng được ly tham; các xứ cần phải được hiểu… Chỗ nào ý được đoạn diệt, pháp tưởng được ly tham, các xứ cần phải được hiểu”. Các xứ cần phải được hiểu như vậy.
5) Nói vậy xong, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh xá.
6) Rồi các Tỷ-kheo, sau khi Thế Tôn ra đi chẳng bao lâu, khởi lên ý nghĩ sau đây: “Này chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời thuyết giảng này một cách vắn tắt… Ai có thể phân tích ý nghĩa lời tuyên bố một cách rộng rãi?”
7) Rồi các Tỷ-kheo ấy lại suy nghĩ như sau: “Tôn giả [[ANanda được Thế Tôn tán thán..”..
8-11) (Như kinh trên, từ số 5 đến số 9, chỉ khác về lời tuyên bố của Thế Tôn)
12) — Vậy chư Hiền, hãy lắng và suy nghiệm kỹ. Tôi sẽ nói.
— Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả [[ANanda.
13) Tôn giả [[ANanda nói như sau:
— Này chư Hiền, sau khi nói lên lời thuyết giảng vắn tắt này, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tịnh xá: “Do vậy, này các Tỷ-kheo, các xứ cần phải được hiểu: ‘Chỗ nào mắt đoạn diệt, sắc tưởng được ly tham; các xứ cần phải được hiểu… Chỗ nào ý được đoạn diệt, pháp tưởng được ly tham, các xứ cần phải được hiểu’”. Này chư Hiền, lời Thế Tôn nói lên vắn tắt này, không được phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau: Lời Thế Tôn nói, này chư Hiền, là thuộc về đoạn diệt sáu xứ. Do vậy, này chư Hiền, các xứ cần phải hiểu: “Chỗ nào mắt đoạn diệt, sắc tưởng được ly tham, các xứ cần phải hiểu… Chỗ nào ý đoạn diệt, các pháp tưởng được ly tham, các xứ cần phải hiểu biết”. Các xứ cần phải được hiểu như vậy.
14) Này chư Hiền, lời Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt này, ý nghĩa không được phân tích một cách rõ ràng, ý nghĩa ấy tôi hiểu một cách rõ ràng như vậy. Nếu muốn, chư Hiền hãy đi đến Thế Tôn và hỏi về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích như thế nào, chư Hiền hãy như vậy thọ trì.
— Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả [[ANanda, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, Đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
15) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, lời Thế Tôn nói lên vắn tắt cho chúng con, không có phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy, Thế Tôn đi vào tịnh xá: “Do vậy, này các Tỷ-kheo, các xứ cần phải được hiểu. ‘Chỗ nào mắt đoạn diệt, chỗ ấy sắc tưởng được ly tham, các xứ cần phải được hiểu… Chỗ nào ý đoạn diệt, chỗ ấy pháp tưởng được ly tham, các xứ phải được hiểu’. Các xứ cần phải hiểu như vậy”. Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn ra đi không bao lâu, chúng con suy nghĩ như sau: “Này chư Hiền, sau khi nói lên lời thuyết giảng này cho chúng ta, nhưng không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tịnh xá: `Do vậy, này các Tỷ-kheo, các xứ cần phải được hiểu: ‘Chỗ nào mắt đoạn diệt, chỗ ấy sắc tưởng được ly tham, các xứ cần phải được hiểu… Chỗ nào ý đoạn diệt, chỗ ấy các pháp tưởng được ly tham, các xứ cần phải được hiểu’. Các xứ cần phải hiểu như vậy’, nhưng ý nghĩa không được phân tích một cách rộng rãi, ai có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi?”.
16) Bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau: “Tôn giả [[ANanda được bậc Ðạo Sư tán thán và được các bậc đồng Phạm hạnh có trí kính trọng. Với lời Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt này, nhưng không được phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Tôn giả [[ANanda có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đi đến Tôn giả [[ANanda; sau khi đến, hãy hỏi Tôn giả [[ANanda về ý nghĩa này”.
17) Rồi bạch Thế Tôn, chúng con đi đến Tôn giả [[ANanda; sau khi đến, chúng con hỏi Tôn giả [[ANanda về ý nghĩa này. Bạch Thế Tôn, Tôn giả [[ANanda với những lý do này, với những câu này, với những chữ này, đã phân tích ý nghĩa.
— Hiền trí, này các Tỷ-kheo, là [[ANanda! Ðại tuệ, này các Tỷ-kheo, là [[ANanda! Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông hỏi Ta về ý nghĩa này, Ta cũng sẽ trả lời như vậy, như [[ANanda đã trả lời. Ðây là ý nghĩa của lời nói ấy, hãy như vậy thọ trì.
- V. Sakka (S.iv,101)
1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Gijjhakùta (Linh Thứu).
2) Rồi Thiên chủ Sakka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, Đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên.
3) Ðứng một bên, Thiên chủ Sakka bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây một số loài hữu tình ngay trong hiện tại không nhập Niết-bàn? Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây một số loài hữu tình ngay trong hiện tại nhập được Niết-bàn?
4) — Này Thiên chủ, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ sắc ấy, tán dương, tham luyến an trú, y cứ vào đấy, thức khởi lên chấp thủ cái ấy. Vì có chấp thủ, này Thiên chủ, Tỷ-kheo ấy không nhập Niết-bàn.
5-8) Này Thiên chủ, có những tiếng do tai nhận thức… có những hương do mũi nhận thức… có những vị do lưỡi nhận thức… có những xúc do thân cảm giác…
9) Này Thiên chủ, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ pháp ấy, tán dương, tham luyến an trú. Do Tỷ-kheo ấy hoan hỷ pháp ấy, tán dương, tham luyến an trú, y cứ vào đấy, thức khởi lên chấp thủ cái ấy. Do có chấp thủ, này Thiên chủ, Tỷ-kheo ấy không nhập Niết-bàn.
10) Này Thiên chủ, đây là nhân, đây là duyên, ở đây một số loài hữu tình, ngay trong hiện tại không nhập Niết-bàn.
11-16) Và này Thiên chủ, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ sắc ấy, không tán dương, không tham luyến an trú; thời do vị ấy không hoan hỷ sắc ấy, không tán dương, không tham luyến an trú, không y cứ cái ấy, thức khởi lên không chấp thủ cái ấy. Do không chấp thủ, này Thiên chủ, Tỷ-kheo nhập Niết-bàn. Có những tiếng do tai nhận thức… Có những hương do mũi nhận thức… Có những vị do lưỡi nhận thức… Có những xúc do thân cảm giác…
17) Này Thiên chủ, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ pháp ấy, không tán dương, không tham luyến an trú; thời do Tỷ-kheo ấy không hoan hỷ pháp ấy, không tán dương, không tham luyến an trú, không y cứ vào cái ấy, thức khởi lên không chấp thủ cái ấy. Không chấp thủ, này Thiên chủ, Tỷ-kheo ấy nhập Niết-bàn.
18) Này Thiên chủ, đây là nhân, đây là duyên, do vậy ở đây một số loài hữu tình ngay trong hiện tại nhập Niết-bàn.
- IV. Pancasikha (S.iv,103)
1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), tại núi Gijjhakùta (Linh Thứu).
2) Rồi Pancasikha, con vị vua Gandhabba, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, Đảnh lễ Thế Tôn, rồi đứng một bên.
3) Ðứng một bên, Pancasikha, con Gandhabba, bạch Thế Tôn: “…(giống như kinh trước, câu hỏi và câu đáp giống như kinh trước)”.
- VII. Sàriputta (S.iv,103)
1) Một thời Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi, tại Jetanvana, vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc).
2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy nói với Tôn giả Sàriputta:
— Tỷ-kheo đồng trú, thưa Tôn giả Sàriputta, đã từ bỏ học pháp và hoàn tục.
4) — Này Hiền giả, như vậy xẩy đến cho vị nào không hộ trì các căn, không tiết độ trong ăn uống, không chú tâm tỉnh giác. Cho đến trọn đời, vị ấy có thể tiếp tục đời sống Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh, sự việc như vậy không xảy ra.
5) Này Hiền giả, một Tỷ-kheo hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm tỉnh giác. Cho đến trọn đời, vị ấy có thể tiếp tục đời sống Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh, sự việc như vậy có xảy ra.
6) Và này Hiền giả, thế nào là hộ trì các căn? Này Hiền giả, khi mắt thấy sắc, Tỷ-kheo không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì đó nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự những nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc… khi ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì đó ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự những nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Như vậy, này Hiền giả, là sự hộ trì các căn.
7) Này Hiền giả, thế nào là tiết độ trong ăn uống? Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo như lý giác sát, thọ dụng các món ăn. Không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự mình làm đẹp mình mà chỉ để thân này được duy trì và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh, nghĩ rằng: “Như vậy, ta diệt trừ các Cảm thọ cũ và không cho khởi lên các Cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn”. Như vậy, này Hiền giả, là tiết độ trong ăn uống.
8) Và này Hiền giả, như thế nào là chú tâm tỉnh giác? Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo ban ngày trong khi đi kinh hành và ngồi, tâm gột sạch các pháp triền cái. Ban đêm trong canh một, trong khi vị ấy đi kinh hành và ngồi, tâm gột sạch các pháp triền cái. Ban đêm trong canh giữa, vị ấy nằm phía hông bên hữu, trong tư thế con Sư tử, chân này đặt trên chân kia, Chánh niệm tỉnh giác, tác ý tưởng đến lúc ngồi dậy. Ban đêm trong canh cuối, khi vị ấy đi kinh hành và trong khi ngồi, tâm gột sạch khỏi các pháp triền cái. Như vậy, này Hiền giả, là chú tâm tỉnh giác.
9) Do vậy, này Hiền giả, cần phải học tập như sau: “Chúng tôi sẽ hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm tỉnh giác”.
Như vậy, này Hiền giả, ông cần phải học tập.
- VIII. Ràhula (S.iv, 105)
1) Một thời Thế Tôn ở trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anàthapindika.
2) Rồi Thế Tôn trong khi độc cư Thiền tịnh, các tư niệm sau đây được khởi lên: “Ðã thuần thục là các pháp đưa đến Giải thoát được chín muồi cho Ràhula. Vậy Ta hãy giảng dạy cho Ràhula những lời dạy cuối cùng đưa đến đoạn tận các lậu hoặc”.
3) Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng, đắp y, cầmy bát đi vào Sàvatthi để Khất thực, Khất thực xong, sau buổi ăn, trên con đường đi Khất thực trở về, gọi Tôn giả Ràhula:
— Này Ràhula, hãy cầm tọa cụ đi đến rừng Andha để nghỉ trưa.
— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Ràhula vâng đáp Thế Tôn, cầm lấy tọa cụ, và đi sau lưng Thế Tôn.
4) Lúc bấy giờ, rất nhiều ngàn Thiên nhân đi theo Thế Tôn và nghĩ rằng: “Hôm nay, Thế Tôn sẽ giảng dạy cho Ràhula những lời dạy cuối cùng đưa đến đoạn tận các lậu hoặc”.
5) Rồi Thế Tôn đi sâu vào rừng Andha và ngồi xuống trên chỗ ngồi đã soạn sẵn dưới gốc cây. Rồi Tôn giả Ràhula, sau khi Đảnh lễ Thế Tôn liền ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Ràhula đang ngồi xuống một bên:
6) — Ông nghĩ thế nào, này Ràhula, mắt là thường hay Vô thường?
— Là Vô thường, bạch Thế Tôn.
— Cái gì Vô thường là khổ hay lạc?
— Là khổ, bạch Thế Tôn.
— Cái gì Vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu chánh quán cái ấy: “Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi”?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
— Sắc là thường hay Vô thường?…
Nhãn thức là thường hay Vô thường?…
Nhãn xúc là thường hay Vô thường?…
Do duyên nhãn xúc khởi lên Cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc thọ; Cảm thọ ấy là thường hay Vô thường?
— Là Vô thường, bạch Thế Tôn.
— Cái gì Vô thường là khổ hay lạc?
— Là khổ, bạch Thế Tôn.
— Cái gì Vô thường, khổ, chịu sự biến hoại; có hợp lý chăng nếu quán cái ấy: “Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi”?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
7-8) — Tai… Mũi…
9-10) Lưỡi… Thân…
11) Ý là thường hay Vô thường?
— Là Vô thường, bạch Thế Tôn.
— Cái gì Vô thường là khổ hay lạc?
— Là khổ, bạch Thế Tôn.
— Cái gì Vô thường, khổ, chịu sự biến hoại; có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: “Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi”?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
— Các pháp là thường hay Vô thường?…
Ý thức là thường hay Vô thường?…
Ý xúc là thường hay Vô thường?…
Do duyên ý xúc khởi lên Cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc thọ; Cảm thọ ấy là thường hay Vô thường?
— Là Vô thường, bạch Thế Tôn.
— Cái gì Vô thường là khổ hay lạc?
— Là khổ, bạch Thế Tôn.
— Cái gì Vô thường, khổ, chịu sự biến hoại; có hợp lý chăng nếu quán cái ấy: “Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi”?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
12) — Thấy vậy, này Ràhula, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Phàm duyên nhãn xúc này khởi lên Cảm thọ gì, tưởng gì, hành gì, thức gì; nhàm chán đối với pháp ấy… nhàm chán đối với tai… nhàm chán đối với mũi… nhàm chán đối với lưỡi… nhàm chán đối với thân… nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc. Do duyên ý xúc này khởi lên Cảm thọ gì, tưởng gì, hành gì, thức gì, nhàm chán đối với pháp ấy. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy được Giải thoát. Trong sự Giải thoát, khởi lên trí hiểu biết: “Ta đã được Giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
13) Thế Tôn thuyết như vậy. Tôn giả Ràhula hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi lời thuyết giảng này được nói lên, tâm Tôn giả Ràhula được Giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. Và hàng nhiều ngàn Chư Thiên khởi lên pháp nhãn ly trần vô cấu: “Phàm các pháp gì được sanh khởi, tất cả đều bị đoạn diệt”.
- IX. Kiết Sử (S.iv,107)
1) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về các pháp bị kiết sử và kiết sử, Hãy lắng nghe.
2) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp bị kiết sử, thế nào là kiết sử?
3) Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các pháp bị kiết sử. Ở đây, chỗ nào có dục và tham, chỗ ấy là kiết sử.
4-7) Này các Tỷ-kheo, có các tiếng do tai nhận thức… có những hương do mũi nhận thức… có những vị do lưỡi nhận thức… có những xúc do thân cảm giác…
8) Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là các pháp bị kiết sử. Chỗ nào có dục và tham, chỗ ấy là kiết sử.
- X. Chấp Thủ (S.iv,108)
1) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng về các pháp bị chấp thủ và chấp thủ. Hãy lắng nghe.
2) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp bị chấp thủ, thế nào là chấp thủ?
3-8) Này các Tỷ-kheo… (Giống như từ số 3 đến số 8 của kinh trên).
III. Phẩm Gia Chủ
- I. Vesàli (S.iv,109)
1) Một thời Thế Tôn ở tại Vesàli, rừng Ðại Lâm, tại Trùng Các giảng đường.
2) Rồi gia chủ Ugga, người Vesàli, đi đến Thế Tôn…
3) Ngồi xuống một bên, gia chủ Ugga, người Vesàli, bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình ngay trong hiện tại không được hoàn toàn tịch tịnh (parinibbàyanti). Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình ngay trong hiện tại được hoàn toàn tịch tịnh?
4-9) — Này Gia chủ, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn… (giống như kinh 118) … Này Gia chủ, Tỷ-kheo có chấp thủ, không được hoàn toàn tịch tịnh…
10) Này Gia chủ, đây là nhân, đây là duyên, do vậy, ở đây, một số các loài hữu tình ngay trong hiện tại không được hoàn toàn tịch tịnh.
11-16) Này Gia chủ, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn… (giống như kinh 118) … Này Gia chủ, Tỷ-kheo không có chấp thủ, được hoàn toàn tịch tịnh…
17) Này Gia chủ, đây là nhân, đây là duyên, do vậy, ở đây, một số loài hữu tình ngay trong hiện tại được hoàn toàn tịch tịnh.
- II. Vajji (S.iv,109)
1) Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Vajji tại làng Hatthi.
2) Rồi gia chủ Ugga, người làng Hatthi, đi đến Thế Tôn…
3) Ngồi xuống một bên, gia chủ Ugga, người làng Hatthi, bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, có một số loài hữu tình ngay trong hiện tại không được hoàn toàn tịch tịnh? Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình ngay trong hiện tại được hoàn toàn tịch tịnh?
4-16) (Giống như kinh trước) …
17) — Này Gia chủ, đây là nhân, đây là duyên, do vậy, ở đây, có một số loài hữu tình ngay trong hiện tại được hoàn toàn tịch tịnh.
- III. Nàlanda (S.iv,110)
1) Một thời Thế Tôn ở tại Nàlanda, tại rừng Pàvàrikamba.
2) Rồi gia chủ Upàli đi đến Thế Tôn…
3) Ngồi xuống một bên, gia chủ Upàli bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình ngay trong hiện tại không được hoàn toàn tịch tịnh? Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình ngay trong hiện tại được hoàn toàn tịch tịnh?…
4-16) … (Như kinh trước)
17) — Này Gia chủ, đây là nhân, đây là duyên, do vậy, ở đây, một số loài hữu tình ngay trong hiện tại được hoàn toàn tịch tịnh.
- IV. Bhàradvàja (S.iv,110)
1) Một thời Tôn giả Pindolabhàradvàja trú ở Kosambi, tại vườn Ghosità.
2) Rồi vua Udena đi đến Tôn giả Pindolabhàradvàja; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Pindolabhàradvàja những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, vua Udena thưa với Tôn giả Pindolabhàradvàja:
— Thưa Bhàradvàja, do nhân gì, do duyên gì, những Tỷ-kheo trẻ tuổi này, còn non trẻ, tóc đen nhánh, đầy đủ với tuổi trẻ hiền thiện, trong lúc tuổi còn thanh xuân lại không tham nhiễm Dục vọng, thực hành Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh cho đến trọn đời, và sống toàn thời gian một cách hoàn mãn (addhànam apàdenti)?
4) — Thưa Ðại vương, Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói như sau: “Hãy đến, này các Tỷ-kheo, đối với những người chỉ là mẹ, hãy an trú tâm người mẹ. Ðối với những người chỉ là chị, hãy an trú tâm người chị. Ðối với người chỉ là con gái, hãy an trú tâm người con gái. Thưa Ðại Vương, đây là nhân, đây là duyên, do vậy các Tỷ-kheo trẻ tuổi này, còn non trẻ, tóc đen nhánh, đầy đủ với tuổi trẻ hiền thiện, trong lúc tuổi còn thanh xuân lại không tham nhiễm Dục vọng, thực hành Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh cho đến trọn đời, và sống toàn thời gian một cách hoàn mãn.
5) — Tham vọng (loba), này Bhàradvàja, là tâm. Ðôi khi đối với những người chỉ là mẹ, tham pháp khởi lên. Ðối với những người chỉ là chị, tham pháp khởi lên. Ðối với những người chỉ là con gái, tham pháp khởi lên. Này Bhàradvàja, có một nhân khác, có một duyên khác, do vậy các Tỷ-kheo trẻ tuổi này… một cách hoàn mãn?
6) — Thưa Ðại vương, Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói như sau: “Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy Quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên từ đảnh tóc trở xuống, bao bọc bởi da và chứa đầy bất tịnh sai biệt. Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, bao tử, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu. Thưa Ðại vương, đây là nhân, đây là duyên, do vậy các Tỷ-kheo trẻ tuổi này… sống toàn thời gian một cách hoàn mãn.
7) — Này Bhàradvàja, đối với những Tỷ-kheo nào, thân có tu tập, giới có tu tập, tâm có tu tập, tuệ có tu tập, thời như vậy thật là dễ dàng. Và này Bhàradvàja, đối với những Tỷ-kheo nào, thân không có tu tập, giới không có tu tập, tâm không có tu tập, tuệ không có tu tập thời như vậy thật là khó khăn. Ðôi khi, này Bhàradvàja, có người nghĩ rằng: “Chúng ta sẽ tác ý bất tịnh”, nhưng lại đi đến tịnh (tướng). Này Bhàradvàja, có nhân nào khác, duyên nào khác, do vậy các Tỷ-kheo trẻ tuổi này… sống toàn thời gian một cách hoàn mãn?
8) — Thưa Ðại vương, Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói như sau: “Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy sống hộ trì các căn. Sau khi mắt thấy sắc, chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì đó nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên; hãy thực hành chế ngự nguyên nhân ấy, hãy hộ trì nhãn căn, thực hành hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc… khi ý nhận thức các pháp, chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì đó ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên; hãy thực hành chế ngự nguyên nhân ấy, hãy hộ trì ý căn, thực hành hộ trì ý căn. Thưa Ðại vương, đây là nhân, đây là duyên, do vậy những Tỷ-kheo trẻ tuổi này… sống toàn thời gian một cách hoàn mãn.
9) — Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Bhàradvàja! Thật hy hữu thay, thưa Tôn giả Bhàradvàja, là lời khéo nói này của Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Chính nhân này, thưa Tôn giả Bhàradvàja, chính duyên này, do vậy các Tỷ-kheo trẻ tuổi này, còn non trẻ, tóc đen nhánh, đầy đủ với tuổi trẻ hiền thiện, trong lúc tuổi còn thanh xuân, lại không tham nhiễm Dục vọng, thực hành Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh cho đến trọn đời, sống toàn thời gian một cách hoàn mãn.
10) Tôi cũng vậy, thưa Tôn giả Bhàradvàja, khi nào tôi vào trong nội cung với thân không phòng hộ, với lời nói không phòng hộ, với tâm không phòng hộ, với niệm không an trú, với các căn không chế ngự; thời trong khi ấy, tham pháp chinh phục tôi. Nhưng thưa Tôn giả Bhàradvàja, trong khi tôi vào nội cung, với thân được phòng hộ, với lời nói được phòng hộ, với tâm được phòng hộ, với niệm được an trú, với các căn được chế ngự; thời trong khi ấy, tham pháp không chinh phục tôi.
11) Thật hy hữu thay, thưa Tôn giả Bhàradvàja! Thật hy hữu thay, thưa Tôn giả Bhàradvàja! Thưa Tôn giả Bhàradvàja, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để cho những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Bhàradvàja dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Vậy nay, thưa Tôn giả Bhàradvàja, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Tôn giả Bhàradvàja hãy nhận con làm đệ tử Cư sĩ, từ nay cho đến Mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.
- V. Sona (S.iv,113)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Veluvana (Trúc Lâm), chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Rồi Sona, con người gia chủ Sona, đi đến Thế Tôn…
3) Ngồi xuống một bên, Sona, con người gia chủ, bạch Thế Tôn:
— Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, một số loài hữu tình, ngay trong hiện tại, không được hoàn toàn tịch tịnh? Do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình, ngay trong hiện tại được hoàn toàn tịch tịnh? (… Giống như kinh trước…)
— Này Sona, đây là nhân, đây là duyên… do vậy, ở đây, một số loài hữu tình… ngay trong hiện tại được hoàn toàn tịch tịnh.
- VI. Ghosita (S.iv,113)
1) Một thời Tôn giả [[ANanda trú ở Kosambi, tại vườn Ghosita.
2) Rồi gia chủ Ghosita đi đến Tôn giả [[ANanda…
3) Ngồi xuống một bên, gia chủ Ghosita thưa với Tôn giả [[ANanda:
— “Sai biệt về giới, sai biệt về giới”, thưa Tôn giả [[ANanda, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả, Thế Tôn nói đến sai biệt về giới?
4) — Này Gia chủ, khi nào nhãn giới, sắc khả ý, và nhãn thức cùng khởi lên; do duyên lạc xúc khởi lên lạc thọ. Này Gia chủ, khi nào nhãn giới, sắc không khả ý, và nhãn thức cùng khởi lên; do duyên khổ xúc khởi lên khổ thọ. Này Gia chủ, khi nào nhãn giới sắc trú xả và nhãn thức cùng khởi lên; do duyên bất khổ bất lạc xúc khởi lên bất khổ bất lạc thọ.
5) Này Gia chủ, khi nào nhĩ giới…
6) Này Gia chủ, khi nào tỷ giới…
7) Này Gia chủ, khi nào thiệt giới…
8) Này Gia chủ, khi nào thân giới…
9) Này Gia chủ, khi nào ý giới, pháp khả ý, và ý thức cùng khởi lên; do duyên lạc xúc khởi lên lạc thọ. Này Gia chủ, khi nào ý giới… pháp không khả ý và ý thức cùng khởi lên; do duyên khổ xúc khởi lên khổ thọ. Này Gia chủ, khi nào ý giới, pháp giới trú xả và ý thức cùng khởi lên; do duyên bất khổ bất lạc xúc khởi lên bất khổ bất lạc thọ.
10) Cho đến như vậy, này Gia chủ, Thế Tôn đã nói đến về sai biệt các giới.
- VII. Haliddhaka (S.iv,115)
1) Một thời Tôn giả Mahà Kaccàna trú giữa dân chúng Avanti, tại Kuraraghara, trong một hang núi.
2) Rồi gia chủ Hàliddikàni đi đến Tôn giả Mahà Kaccàna…
3) Ngồi xuống một bên, gia chủ Hàliddikàni thưa với Tôn giả Mahà Kaccàna:
— Thưa Tôn giả, Thế Tôn nói như sau: “Do duyên sai biệt về giới khởi lên sai biệt về xúc. Do duyên sai biệt về xúc khởi lên sai biệt về thọ”. Như thế nào, thưa Tôn giả, do duyên sai biệt về giới khởi lên sai biệt về xúc; do duyên sai biệt về xúc khởi lên sai biệt về thọ?
4) — Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc khả ý, nghĩ rằng: “Ðây là vậy, đây là vậy”, được biết rõ nhãn thức có lạc xúc. Do duyên lạc xúc khởi lên lạc thọ. Khi mắt thấy sắc bất khả ý, nghĩ rằng: “Ðây là vậy, đây là vậy”, được biết rõ nhãn thức có khổ xúc. Do duyên khổ xúc khởi lên khổ thọ. Khi mắt thấy sắc trú xả, nghĩ rằng: “Ðây là vậy, đây là vậy”, được biết rõ nhãn thức có bất khổ bất lạc xúc. Do duyên bất khổ bất lạc xúc khởi lên bất khổ bất lạc thọ.
5-9) Lại nữa, này Gia chủ, khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc… khi ý biết pháp khả ý, nghĩ rằng: “Ðây là vậy, đây là vậy”, được biết rõ ý thức có lạc xúc. Do duyên lạc xúc khởi lên lạc thọ. Khi ý biết pháp bất khả ý, nghĩ rằng: “Ðây là vậy, đây là vậy”, được biết rõ ý thức có khổ xúc. Do duyên khổ xúc khởi lên khổ thọ. Khi ý biết pháp trú xả, nghĩ rằng: “Ðây là vậy, đây là vậy”, được biết rõ ý thức có bất khổ bất lạc xúc. Do duyên bất khổ bất lạc xúc khởi lên bất khổ bất lạc thọ.
10) Như vậy, này Gia chủ, do duyên sai biệt về giới khởi lên sai biệt về xúc. Do duyên sai biệt về xúc khởi lên sai biệt về thọ.
- VIII. Nakulapità (S.iv,116)
1) Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Bhagga, tại núi Sumsumàra, rừng Bhesakalà, vườn Lộc Uyển.
2) Rồi gia chủ Nakulapità…
3) Ngồi xuống một bên, gia chủ Nakulapità bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, có một số loài hữu tình, ngay trong hiện tại không được hoàn toàn tịch tịnh? Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, có một số loài hữu tình, ngay trong hiện tại được hoàn toàn tịch tịnh?
4-9) — Này Gia chủ, có những sắc do mắt nhận thức… (như kinh 118)
10) Này Gia chủ, đây là nhân, đây là duyên, do vậy, ở đây, một số loài hữu tình, ngay trong hiện tại, không được hoàn toàn tịch tịnh.
11-16) Này Gia chủ, có những sắc do mắt nhận thức…
17) Này Gia chủ, đây là nhân, đây là duyên, do vậy, ở đây, có một số loài hữu tình, ngay trong hiện tại, được hoàn toàn tịch tịnh.
- IX. Lohicca (S,iv,116)
1) Một thời Tôn giả Mahà Kaccàna trú ở giữa dân chúng Avanti, tại Makkarakata, tại một chòi lá trong rừng.
2) Rồi một số đông đệ tử của Bà-la-môn Lohicca, là những thanh niên lượm củi, đi đến chòi lá trong rừng của Tôn giả Mahà Kaccàna; sau khi đến, đi qua đi lại, đi vòng quanh chòi lá, cao tiếng, lớn tiếng, và làm đủ loại trò chơi nghịch ngợm: “Những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, đê tiện, đen đủi, sanh từ nơi chân này, lại được các kẻ nô tì khuân vác Cung kính, tôn trọng, Cúng dường, lễ bái”.
3) Rồi Tôn giả Mahà Kaccàna từ trong nhà bước ra và nói với các thanh niên ấy:
— Này các Thanh niên, chớ có làm ồn. Ta sẽ Thuyết pháp cho các Ông.
Khi nghe nói vậy, các thanh niên đều im lặng.
4) Rồi Tôn giả Mahà Kaccàna nói lên những bài kệ với các thanh niên ấy:
1) Những bậc cổ nhân xưa, Tối thắng trong giới hạnh, Các bậc Bà-la-môn, Ghi nhớ các cổ luật. Các căn được hộ trì, Ðược khéo léo chế ngự, Họ nhiếp phục đoạn tận Mọi tức giận phẫn nộ.
2) Họ hân hoan trong pháp, Họ hân hoan trong Thiền, Họ là Bà-la-môn, Ghi nhớ các cổ luật. Còn kẻ trốn luật này, Chỉ lắp bắp tụng đọc, Say mê trong giai cấp, Họ bước đi khập khểnh.
3) Bị phẫn nộ nhiếp phục, Dùng nhiều loại gậy gộc, Họ rơi vào nguy hại, Giữa kẻ tham, bậc Thánh, Rỗng không là giới cấm, Khi căn không chế ngự, Như người được tài sản, Trong cơn mộng nằm mơ.
4) Không ăn, quyết nhịn đói, Nằm ngủ trên đất trần, Sáng dậy, tắm sạch tội, Tụng đọc ba Vệ-đà, Mặc da thú thô cứng, Bện tóc, da dính bùn, Tụng đọc các thần chú, Giới cấm thủ, khổ hạnh.
5) Giả dối và lừa đảo, Sử dụng các gậy gộc, Dùng nước để tắm rửa, Dùng nước để súc miệng, Ðó là những sắc tướng, Các hàng Bà-la-môn, Họ làm và thực hiện, Mong hưởng những lợi nhỏ.
6) Nhứt tâm, khéo định tĩnh, Trong sáng, không cấu uế, Nhu thuận mọi chúng sanh, Con đường đạt tối thượng.
5) Rồi các thanh niên ấy, tức giận và không vui, đi đến Bà-la-môn Lohicca; sau khi đến, thưa với Bà-la-môn Lohicca:
— Mong Tôn giả biết rằng, Sa-môn Mahà Kaccàna đang một mạch chỉ trích và mạ lị thần chú của các Bà-la-môn.
Khi nghe nói vậy, Bà-la-môn Lohicca tức giận và không vui.
6) Rồi Bà-la-môn Lohicca suy nghĩ: “Thật không thích đáng cho ta khi ta nghe một mình các thanh niên Bà-la-môn, rồi phỉ báng và công kích Sa-môn Mahà Kaccàna. Vậy, ta hãy đi đến và hỏi vị ấy”.
7) Rồi Bà-la-môn Lohicca cùng với các thanh niên Bà-la-môn ấy đi đến Tôn giả Mahà Kaccàna; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.
8) Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Lohicca nói với Tôn giả Mahà Kaccàna:
— Tôn giả Kaccàna, có phải có một số đông đệ tử của chúng tôi, những thanh niên Bà-la-môn lượm củi đã đến đây?
— Này Bà-la-môn, một số đông đệ tử của Ông, những thanh niên Bà-la-môn lượm củi có đến tại đây.
— Thưa Tôn giả Kaccàna, Tôn giả có nói chuyện với những thanh niên Bà-la-môn ấy không?
— Này Bà-la-môn, tôi có nói chuyện với những thanh niên Bà-la-môn ấy.
— Như thế nào là câu chuyện giữa Tôn giả Kaccàna với những thanh niên Bà-la-môn ấy?
— Này Bà-la-môn, như thế nầy là câu chuyện giữa tôi và các thanh niên Bà-la-môn ấy:
1) Những bậc cổ nhân xưa Tối thắng trong giới hạnh, Các bậc Bà-la-môn Ghi nhớ các cổ luật.
2-5) …
6) Nhứt tâm, khéo định tĩnh, Trong sáng, không cấu uế, Nhu thuận mọi chúng sanh, Con đường đạt tối thượng.
Như vậy, này Bà-la-môn, là cuộc nói chuyện giữa tôi và các thanh niên Bà-la-môn ấy.
9) — Tôn giả Kaccàna có nói đến hộ trì các căn. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Kaccàna, là hộ trì các căn?
10) — Ở đây, này Bà-la-môn, có người sau khi mắt thấy sắc, có tâm hướng đến các sắc khả ái, có tâm ghét bỏ các sắc không khả ái, sống với niệm không an trú, với tâm nhỏ hẹp. Người ấy không như thật biết rõ tâm Giải thoát và tuệ Giải thoát. Do vậy, các ác bất thiện pháp đã khởi lên, không có đoạn diệt không có dư tàn.
11-14) … sau khi tai nghe tiếng… sau khi mũi ngửi hương… sau khi lưỡi nếm vị… sau khi thân cảm xúc…
15) … sau khi ý biết các pháp, tâm hướng đến các pháp khả ái, tâm ghét bỏ các pháp không khả ái, sống với niệm không an trú, với tâm nhỏ hẹp. Người ấy không như thật biết rõ tâm Giải thoát và tuệ Giải thoát. Do vậy, các ác bất thiện pháp đã khởi lên, không có đoạn diệt không có dư tàn.
16) Như vậy, này Bà-la-môn, là các căn không có hộ trì.
17) — Thật là vi diệu, thưa Tôn giả Kaccàna, thật là hy hữu, thưa Tôn giả Kaccàna, cách thức Tôn giả Kaccàna đã định nghĩa các căn không hộ trì. Các căn có hộ trì, các căn có hộ trì, Tôn giả Kaccàna đã nói như vậy; cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Kaccàna, là các căn có hộ trì?
18) — Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo sau khi mắt thấy sắc, tâm không hướng đến các sắc khả ái, tâm không ghét bỏ các sắc không khả ái, sống với niệm an trú, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật biết rõ tâm Giải thoát và tuệ Giải thoát. Do vậy, các ác bất thiện pháp đã khởi lên được đoạn diệt không có dư tàn.
19-22) … sau khi tai nghe tiếng… sau khi mũi ngửi hương… sau khi lưỡi nếm vị… sau khi thân cảm xúc…
23) … sau khi ý nhận biết các pháp, tâm không hướng đến các pháp khả ái, tâm không ghét bỏ các pháp không khả ái, sống với niệm an trú, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật biết rõ tâm Giải thoát và tuệ Giải thoát. Do vậy, các ác bất thiện pháp đã khởi lên được đoạn diệt không có dư tàn.
24) Như vậy, này Bà-la-môn, là các căn được hộ trì.
25) — Thật là vi diệu, thưa Tôn giả Kaccàna, thật là hy hữu, thưa Tôn giả Kaccàna, cách thức Tôn giả Kaccàna đã định nghĩa các căn được hộ trì. Thật vi diệu thay, Tôn giả Kaccàna! Thật vi diệu thay, Tôn giả Kaccàna! Thưa Tôn giả Kaccàna, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để cho những ai có mắt được thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Kaccàna dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Vậy nay, thưa Tôn giả Kaccàna, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Tôn giả Kaccàna hãy nhận con làm đệ tử Cư sĩ, từ nay cho đến Mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng. Và như Tôn giả Kaccàna đi đến viếng các gia đình Cư sĩ, cũng vậy, cũng vậy, mong Tôn giả Kaccàna hãy đến viếng các gia đình Lohicca. Tại đấy, các thanh niên và thanh nữ sẽ Đảnh lễ Tôn giả Kaccàna, sẽ soạn chỗ ngồi, hay Cúng dường nước cho Tôn giả Kaccàna, và như vậy, họ sẽ được Hạnh phúc, an lạc trong một thời gian dài.
- X. Verahaccàni (S.iv,121)
1) Một thời Tôn giả Udàyi trú ở Kàmandàya, tại vườn xoài của Bà-la-môn Todeyya.
2) Rồi một đệ tử thanh niên của nữ Bà-la-môn, thuộc dòng họ Verahaccàni, đi đến Tôn giả Udàyi; sau khi đến, nói với Tôn giả Udàyi những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên.
3) Rồi Tôn giả Udàyi với bài pháp thoại, trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ thanh niên Bà-la-môn ấy đang ngồi xuống một bên.
4) Rồi thanh niên ấy, sau khi được Tôn giả Udàyi với bài pháp thoại, trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, liền đi đến nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni; sau khi đến, nói với nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni:
— Mong nữ Tôn giả biết cho, Sa-môn Udàyi Thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, với nghĩa, với văn, và trình bày Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh.
5) — Vậy này Thanh niên, hãy nhân danh ta, mời Sa-môn Udàyi ngày mai đến dùng cơm.
— Thưa vâng, Tôn giả.
Thanh niên Bà-la-môn ấy vâng đáp nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni, đi đến Tôn giả Udàyi; sau khi đến thưa với Tôn giả Udàyi:
— Tôn giả Udàyi, hãy nhận đạo sư phí của chúng tôi là buổi cơm ngày mai từ nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni.
Tôn giả Udàyi im lặng nhận lời.
6) Rồi Tôn giả Udàyi, sau khi đêm ấy đã mãn, vào buổi sáng, đắp y, cầmy bát, đi đến nhà của nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni; sau khi đi đến, liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.
7) Rồi nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni tự tay dâng cúng, hầu hạ Tôn giả Udàyi với các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm.
8) Rồi nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni sau khi thấy Tôn giả Udàyi đã dùng cơm xong, tay đã rút lui khỏi bát, liền mang dép, ngồi trên chỗ ngồi cao, trùm đầu, và thưa với Tôn giả Udàyi:
— Này Sa-môn, hãy Thuyết pháp.
— Này Chị, thời gian ấy sẽ đến.
Nói xong, Tôn giả Udàyi từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.
9) Lần thứ hai, thanh niên Bà-la-môn ấy đi đến Tôn giả Udàyi; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Udàyi những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Rồi Tôn giả Udàyi với lời pháp thoại trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ thanh niên Bà-la-môn đang ngồi xuống một bên.
10) Lần thứ hai, thanh niên Bà-la-môn ấy sau khi được Tôn giả Udàyi với pháp thoại, trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni; sau khi đến nói với nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni:
— Nữ Tôn giả hãy biết, Sa-môn Udàyi Thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, với nghĩa, với văn và trình bày Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, thanh tịnh.
11) — Như vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, Ông nói lời tán thán Sa-môn Udàyi. Nhưng Sa-môn Udàyi khi được nói: “Này Sa-môn, hãy Thuyết pháp”, sau khi trả lời: “Này Chị, thời ấy sẽ đến”, từ chỗ ngồi đứng dậy, và đi về tịnh xá.
12) — Thưa nữ Tôn giả, vì rằng nữ Tôn giả đã đi dép, ngồi trên chỗ cao, trùm đầu và nói: “Này Sa-môn, hãy Thuyết pháp”, các bậc Tôn giả ấy Cung kính pháp, tôn trọng pháp.
13) — Vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, hãy nhân danh ta, ngày mai mời Sa-môn Udàyi đến dùng cơm.
— Thưa vâng, nữ Tôn giả.
Thanh niên Bà-la-môn ấy vâng đáp nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni, đi đến Tôn giả Udàyi; sau khi đến, nói với Tôn giả Udàyi:
— Tôn giả Udàyi, hãy chấp nhận đạo sư phí của chúng tôi là buổi cơm ngày mai từ nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni.
Tôn giả Udàyi im lặng nhận lời.
14) Rồi Tôn giả Udàyi, sau khi đêm ấy đã mãn, vào buổi sáng, đắp y, cầmy bát, đi đến nhà của nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni; sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.
15) Rồi nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni, tự tay dâng cúng, hầu hạ Tôn giả Udàyi với các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm.
16) Rồi nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni, sau khi thấy Tôn giả ăn xong, tay đã rút lui khỏi bát, liền cởi dép, ngồi trên chỗ ngồi thấp, cởi khăn trùm đầu, rồi thưa Tôn giả Udàyi:
— Thưa Tôn giả, do cái gì hiện hữu, các bậc A-la-hán trình bày về lạc khổ? Do cái gì không hiện hữu, các bậc A-la-hán không trình bày lạc khổ?
17) — Này Chị, do mắt hiện hữu, các bậc A-la-hán trình bày lạc khổ. Do mắt không hiện hữu, các bậc A-la-hán không trình bày lạc khổ… Do ý hiện hữu, các bậc A-la-hán trình bày lạc khổ. Do ý không hiện hữu, các bậc A-la-hán không trình bày lạc khổ.
18) Khi được nói vậy, nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni thưa với Tôn giả Udàyi:
— Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả! Thưa Tôn giả, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Udàyi dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Và nay, thưa Tôn giả Udàyi, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Tôn giả Udàyi nhận con làm đệ tử Cư sĩ, từ nay cho đến Mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.