Này Vaccha, khi ái được một Tỷ-kheo đoạn trừ, cắt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala, không được Tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai, Tỷ-kheo ấy là bậc A-la-hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí Giải thoát.

— Mong sự việc là vậy về Tôn giả Gotama. Nhưng không biết Tôn giả Gotama có một Tỷ-kheo là đệ tử đã đoạn trừ các lậu hoặc, với thượng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm Giải thoát, tuệ Giải thoát?

— Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những Tỷ-kheo đệ tử của Ta đã đoạn trừ các lậu hoặc, với thượng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm Giải thoát, tuệ Giải thoát.

— Mong sự việc là như vậy đối với Tôn giả Gotama. Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo. Nhưng không biết Tôn giả Gotama có một Tỷ-kheo-ni là đệ tử đã đoạn trừ các lậu hoặc, với thượng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm Giải thoát, tuệ Giải thoát?

— Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những Tỷ-kheo-ni, đệ tử của Ta, đã đoạn trừ các lậu hoặc, với thượng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm Giải thoát, tuệ Giải thoát.

— Mong sự việc là như vậy đối với Tôn giả Gotama. Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo. Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo-ni. Nhưng không biết Tôn giả Gotama có một Nam Cư sĩ là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh, sau khi đã đoạn trừ năm hạ phân kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không phải trở lại đời này nữa?

— Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những Nam Cư sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh, sau khi đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không phải trở lại đời này nữa.

— Mong sự việc là như vậy đối với Tôn giả Gotama. Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo. Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo-ni. Mong sự việc là như vậy đối với Nam Cư sĩ, sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh. Nhưng không biết Tôn giả Gotama có một Nam Cư sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng (tuy), hưởng thụ vật dục nhưng xây dựng Thánh giáo (Sasanakaro), chấp nhận giáo huấn, đã độ nghi đoạn hoặc, Chứng đắc vô sở úy, không dựa vào người khác, sống trong Thánh giáo của bậc Ðạo Sư?

— Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những Nam Cư sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục, nhưng xây dựng Thánh giáo, chấp nhận giáo huấn, đã độ nghi đoạn hoặc, Chứng đắc vô sở úy, không dựa vào người khác, sống trong Thánh giáo của bậc Ðạo Sư.

— Mong sự việc là như vậy đối với Tôn giả Gotama. Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo. Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo-ni. Mong sự việc là như vậy đối với Nam Cư sĩ, sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh. Mong sự việc là như vậy đối với Nam Cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ dục lạc. Nhưng không biết Tôn giả Gotama có một Nữ Cư sĩ, là bậc đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh, sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không trở lại đời này nữa?

— Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những Nữ Cư sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh, sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không trở lại đời này nữa.

— Mong sự việc là như vậy đối với Tôn giả Gotama. Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo. Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo-ni. Mong sự việc là như vậy đối với các Nam Cư sĩ, sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh. Mong sự việc là như vậy đối với các Nam Cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ các dục lạc. Mong sự việc là như vậy đối với các Nữ Cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh. Nhưng không biết Tôn giả GotamaNữ Cư sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục, nhưng xây dựng Thánh giáo, chấp nhận giáo huấn, đã độ nghi đoạn hoặc, Chứng đắc vô sở úy, không dựa vào người khác, sống trong Thánh giáo của bậc Ðạo Sư?

— Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, không phải hai trăm, không phải ba trăm, không phải bốn trăm, không phải năm trăm mà nhiều hơn thế nữa là những Nữ Cư sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục, nhưng xây dựng Thánh giáo, chấp nhận giáo huấn, đã độ nghi đoạn hoặc, Chứng đắc vô sở úy, không dựa vào người khác, sống trong Thánh giáo của bậc Ðạo Sư.

Xem chi tiết:

Kinh Trung Bộ – Tập II – 73. Ðại kinh Vaccaghotta (Mahàvacchagotta sutta)