(VII) (27) Những Câu Hỏi Lớn (1)
- Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ở khu vườn ông Anàthàpindika. Bấy giờ có rất nhiều Tỷ-kheo vào buổi sáng đắp y, cầmy bát, vào Sàvatthi để Khất thực. Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ như sau: “Thật là quá sớm để đi vào Sàvatthi Khất thực. Chúng ta hãy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo”. Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo; sau khi đến, nói lên với những du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Các du sĩ ngoại đạo ấy nói với các Tỷ-kheo đang ngồi một bên:
2.- Thưa các Hiền giả, Sa-môn Gotama Thuyết pháp như sau cho các đệ tử: “Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy thắng tri tất cả pháp; sau khi thắng tri, thắng tri tất cả pháp, hãy an trú.” Thưa các Hiền giả, chúng tôi cũng Thuyết pháp như sau cho các đệ tử: “Hãy thắng tri tất cả pháp; sau khi thắng tri, thắng tri tất cả pháp, hãy an trú” .Ở đây, này chư Hiền, có sự đặc thù gì, có sự thù thắng gì, có sự thù thắng gì, có sự sai biệt gì giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi, về Thuyết pháp và Thuyết pháp, hay về giáo giới và giáo giới?
- Rồi các Tỷ-kheo ấy, không hoan hỷ lời nói của các du sĩ ngoại đạo ấy, cũng không phỉ báng, không hoan hỷ, không phỉ báng, các vị ấy đứng dậy và ra đi, nghĩ rằng: “Chúng ta sẽ hiểu ý nghĩa lời nói này từ Thế Tôn”. Rồi các Tỷ- kheo ấy, sau khi đi Khất thực ở Sàvatthi xong, sau buổi ăn, trên con đường đi Khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, Đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
4.- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con vào buổi sáng đắp y, cầmy bát đi vào Sàvatthi để Khất thực. Rồi chúng con suy nghĩ như sau: “Thật là quá sớm để vào Sàvatthi Khất thực, vậy chúng ta hãy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo”. Rồi bạch Thế Tôn, chúng con đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo, sau khi đến, chúng con nói với các du sĩ ngoại đạo những lời chào hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, chúng con ngồi xuống một bên. Bạch Thế Tôn, các du sĩ ngoại đạo ấy nói với chúng con đang ngồi xuống một bên: “Thưa các Hiền giả, Sa-môn Gotama Thuyết pháp như sau cho các đệ tử: “Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy thắng tri tất cả pháp; sau khi thắng tri, thắng tri tất cả pháp, hãy an trú”. Thưa các Hiền giả, chúng tôi cũng Thuyết pháp như sau cho các đệ tử: “Hãy đến, này chư Hiền, hãy thắng tri tất cả pháp; sau khi thắng tri, thắng tri tất cả pháp, hãy an trú”. Ở đây, này chư Hiền, có sự đặc thù gì, có sự sai biệt gì giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi về Thuyết pháp và Thuyết pháp, hay về giáo giới và giáo giới? ” Rồi bạch Thế Tôn, chúng con không hoan hỷ lời nói của các du sĩ ngoại đạo ấy, cũng không phỉ báng, không hoan hỷ, không phỉ báng, chúng con đứng dậy và ra đi, nghĩ rằng: “Chúng ta sẽ hiểu ý nghĩa của lời nói này của Thế Tôn”.
5 – Này các Tỷ-kheo, được nói vậy, các du sĩ ngoại đạo ấy cần phải được nói như sau: “Này chư Hiền, một câu hỏi, một câu tuyên bố, một câu trả lời; hai câu hỏi, hai câu tuyên bố, hai câu trả lời; ba câu hỏi, ba câu tuyên bố, ba câu trả lời; bốn câu hỏi, bốn câu tuyên bố; bốn câu trả lời; năm câu hỏi, năm câu tuyên bố, năm câu trả lời; sáu câu hỏi, sáu câu tuyên bố, sáu câu trả lời; bảy câu hỏi, bảy câu tuyên bố, bảy câu trả lời; tám câu hỏi, tám câu tuyên bố, tám câu trả lời; chín câu hỏi, chín câu tuyên bố, chín câu trả lời; mười câu hỏi, mười câu tuyên bố, mười câu trả lời”. Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo ấy, sẽ không thể trả lời, hơn nữa sẽ rơi vào bối rối. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì vấn đề ấy vượt ngoài địa hạt của họ. Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một ai trong thế giới Chư Thiên, với Chư Thiên, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn với Chư Thiên và Loài Người, với tâm thích thú trả lời những câu hỏi này, trừ Như Lai, hay những ai được từ hai vị này.
- Một câu hỏi, một câu tuyên bố, một câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong một pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh Giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong một pháp?
— Tất cả chúng sanh đều tồn tại nhờ đồ ăn.
Trong một pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh Giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa, ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau.
Một câu hỏi, một câu tuyên bố, một câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.
- Hai câu hỏi, hai câu tuyên bố, hai câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong hai pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh Giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa, ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong hai pháp?
— Trong danh và trong sắc.
Trong hai pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau.
Hai câu hỏi, hai câu tuyên bố, hai câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.
- Ba câu hỏi, ba tuyên bố, ba câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong ba pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong ba pháp?
— Trong ba thọ.
Trong ba pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau.
Ba câu hỏi, ba câu tuyên bố, ba câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.
- Bốn câu hỏi, bốn câu tuyên bố, bốn câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong bốn pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong bốn pháp?
— Trong bốn đồ ăn.
Trong bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau.
Bốn câu hỏi, bốn câu tuyên bố, bốn câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.
- Năm câu hỏi, năm câu tuyên bố, năm câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong năm pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong năm pháp?
— Trong năm thủ uẩn.
Trong năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau.
- Sáu câu hỏi, sáu câu tuyên bố, sáu câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong sáu pháp?
— Trong sáu nội xứ.
Trong sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau.
Sáu câu hỏi, sáu câu tuyên bố, sáu câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.
- Bảy câu hỏi, bảy câu tuyên bố, bảy câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong bảy pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong bảy pháp?
— Trong bảy thức trú.
Trong bảy pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau.
Bảy câu hỏi, bảy câu tuyên bố, bảy câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.
- Tám câu hỏi, tám câu tuyên bố, tám câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong tám pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong tám pháp?
— Trong tám Thế gian pháp.
Trong tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau.
Tám câu hỏi, tám câu tuyên bố, tám câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.
- Chín câu hỏi, chín câu tuyên bố, chín câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong chín pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau… Thế nào là trong chín pháp?
— Chín hữu tình cư.
Trong chín pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán… là người chấm dứt khổ đau.
- Mười câu hỏi, mười câu tuyên bố, mười câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong mười pháp này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh, nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh Giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa, ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là mười pháp?
— Trong mười thiện nghiệp đạo.
Trong mười pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh Giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa, ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau.
Mười câu hỏi, mười câu tuyên bố, mười câu trả lời, được nói lên như vậy. Do duyên này, được nói đến như vậy.
(VIII) (28) Những Câu Hỏi Lớn (2)
- Một thời, Thế Tôn trú ở Kajangalà, tại Trúc Lâm. Bấy giờ có rất nhiều nam Cư sĩ ở Kajangalà đi đến Tỷ-kheo-ni trú ở Kajangalà, sau khi đến, Đảnh lễ Tỷ-kheo-ni rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các nhà Cư sĩ ở Kajangalà nói với Ty-kheo-ni ở Kjangalà:
- – Thưa Ðại Tỷ, Thế Tôn có tuyên bố trong các câu hỏi lớn: “Một câu hỏi, một câu tuyên bố, một câu trả lời; hai câu hỏi, hai câu tuyên bố, hai câu trả lời; ba câu hỏi, ba câu tuyên bố, ba câu trả lời; bốn câu hỏi, bốn câu tuyên bố, bốn câu trả lời; năm câu hỏi, năm câu tuyên bố, năm câu trả lời; sáu câu hỏi, sáu câu tuyên bố, sáu câu trả lời; bảy câu hỏi, bảy câu tuyên bố, bảy câu trả lời; tám câu hỏi, tám câu tuyên bố, tám câu trả lời; chín câu hỏi, chín câu tuyên bố, chín câu trả lời; mười câu hỏi, mười câu tuyên bố, mười câu trả lời.” Thưa Ðại Tỷ, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn ý nghĩa rộng rãi cần phải hiểu như thế nào?
- – Này các Hiền giả, tôi không được tận mặt nghe và tận mặt lãnh thọ từ Thế Tôn. Tôi cũng không được tận mặt nghe và tận mặt lãnh thọ từ các Tỷ-kheo có tu tập về ý. Tuy vậy, ở đây, vấn đề được trình bày với tôi như thế nào, hãy nghe và khéo tác ý, tôi sẽ nói.
– Thưa vâng, Ðại tỷ.
Các nam Cư sĩ ở Kajangalà vâng đáp Tỷ-kheo-ni ở Kajangalà. Tỷ-kheo-ni ở Kajangalà nói như sau:
4-5. – Một câu hỏi, một câu tuyên bố, một câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy? (… Ở đây, giống như 4 câu hỏi đầu của kinh trước).
- Bốn câu hỏi, bốn câu tuyên bố, bốn câu trả lời được Thế Tôn nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong bốn pháp, này chư hiền, Tỷ-kheo chơn chánh khéo tu tập, tâm chơn chánh thấy được cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri mục đích, ngay trong hiện tại là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong bốn pháp?
— Trong bốn niệm xứ.
Trong bốn pháp này, này chư hiền, Tỷ-kheo chơn chánh khéo tu tập, chơn chánh… là người chấm dứt khổ đau.
Bốn câu hỏi, bốn câu tuyên bố, bốn câu trả lời, Thế Tôn đã nói như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy.
7-8. Năm câu hỏi, năm câu tuyên bố, năm câu trả lời, Thế Tôn đã nói như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong năm pháp, này chư Hiền, Tỷ-kheo chơn chánh khéo tu tập tâm… là người chấm dứt khổ đau. Trong năm pháp gì?
— Trong năm căn…
Trong sáu pháp gì?
— Trong sáu xuất ly giới…
Trong bảy pháp gì?
— Trong bảy giác chi…
Trong tám pháp gì?
— Trong con đường Thánh có tám ngành…
Trong chín pháp gì?
— Trong chín hữu tình cư…
- Mười câu hỏi, mười câu tuyên bố, mười câu trả lời, Thế Tôn đã nói như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong mười pháp, này chư Hiền, Tỷ-kheo chơn chánh khéo tu tập tâm, chơn chánh thấy được cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri mục đích, ngay trong hiện tại là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong mười pháp?
— Trong mười thiện đạo.
Trong mười pháp này, này chư Hiền, Tỷ-kheo chơn chánh tu tập tâm, chơn chánh thấy được cứu cánh, chơn chánh thắng tri mục đích, ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau.
Mười câu hỏi, mười câu tuyên bố, mười câu trả lời, Thế Tôn đã nói như vậy. Do duyên này được nói như vậy.
- Như vậy, này chư Hiền, Thế Tôn đã nói đến trong các câu hỏi lớn: “Một câu hỏi, một câu tuyên bố, một câu trả lời…; mười câu hỏi, mười câu tuyên bố, mười câu trả lời”. Này chư Hiền, lời Thế Tôn tuyên bố vắn tắt này, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Này chư Hiền, nếu muốn, các vị hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn trả lời các Hiền giả như thế nào, hay như vậy thọ trì.
– Thưa vâng, Ðại tỷ.
Các nam Cư sĩ ở Kajangalà sau khi hoan hỷ tín thọ lời Tỷ-kheo-ni ở Kajangalà nói, từ chỗ ngồi đứng dậy, Đảnh lễ Tỷ-kheo-ni ở Kajangalà, thân phía hữu hướng về Tỳ kheo ni rồi đi đến Thế Tôn, sau khi đến, Đảnh lễ Thế Tôn rồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các nam Cư sĩ ở Kajangalà, đem câu chuyện nói với Tỷ-kheo-ni ở Kajangalà như thế nào, tất cả đều thuật lên Thế Tôn rõ.
- – Lành thay, lành thay, này các Gia chủ. Này các Gia chủ, có trí tuệ là Tỷ-kheo-ni ở Kajangalà ! Này các Gia chủ, có trí tuệ là Tỷ-kheo-ni ở Kajangalà ! Này các Gia chủ, nếu các Ông có đi đến Ta và hỏi ý nghĩa này, Ta cũng trả lời như vậy, như Tỷ-kheo-ni ở Kajangalà đã trả lời.
Ðây là ý nghĩa của lời nói ấy, hãy như vậy thọ trì.
Xem chi tiết: