Phương pháp giảng và học thời Đức Phật là: vấn đáp, nghi ngờ, ví dụ, học nhiều lần

” — Này các Tỷ-kheo, ví như vào ngày Bố-tát, ngày mười bốn, quần chúng không có nghi ngờ hay nghi hoặc rằng mặt trăng là không tròn hay mặt trăng là tròn vì khi ấy mặt trăng chưa tròn; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, dầu cho các Tỷ-kheo-ni ấy hoan hỷ với bài Thuyết pháp của Nandaka, nhưng tâm trí của họ chưa được thỏa mãn.

Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Nandaka:

— Vậy này Nandaka, ngày mai, Ông sẽ giáo giới cho các Tỷ-kheo-ni ấy với bài giáo giới.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn. ”

” — Các Hiền tỷ, sẽ có cuộc luận thuyết bằng cách đặt câu hỏi. Ở đây, những ai biết hãy trả lời: “Tôi biết”. Những ai không biết, hãy trả lời “Tôi không biết”. Nếu ai có nghi ngờ hay do dự, ở đây, ta cần được hỏi như sau: “Thưa Tôn giả, sự việc này là thế nào? ” Ý nghĩa việc này là gì?” ”

” — Lành thay, lành thay, các Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Ví như, này các Hiền tỷ, có cây to lớn đứng thẳng, có lõi cây, với rễ Vô thường, chịu sự biến hoại, với thân cây Vô thường, chịu sự biến hoại, với cành lá Vô thường, chịu sự biến hoại, với bóng cây Vô thường, chịu sự biến hoại. Nếu có người nói như sau: “Có cây lớn đứng thẳng có lõi cây này, với rễ Vô thường, chịu sự biến hoại, với thân cây Vô thường, chịu sự biến hoại, với cành lá Vô thường, chịu sự biến hoại, nhưng bóng mát của cây ấy là thường còn, thường trú, thường hằng, không chịu biến hoại”; này các Hiền tỷ, người ấy có nói một cách chân chánh không?

— Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả, cây to lớn đứng thẳng có lõi cây này, có rễ Vô thường, chịu sự biến hoại, có thân cây Vô thường; chịu sự biến hoại, có cành lá Vô thường, chịu sự biến hoại. Còn nói gì đến bóng mát, cũng là Vô thường, chịu sự biến hoại! ”

” — Này các Tỷ-kheo, ví như vào ngày Bố-tát, ngày rằm, quần chúng không có nghi ngờ hay phân vân rằng mặt trăng là không tròn hay mặt trăng là tròn, vì khi ấy mặt trăng đã tròn; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo-ni ấy hoan hỷ với bài Thuyết pháp của Tôn giả [[ANandaka, và tâm tư của họ được thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, trong năm trăm Tỷ-kheo-ni ấy, Tỷ-kheo-ni cuối cùng chứng được Dự Lưu, không còn bị đọa lạc, và chắc chắn đạt đến chánh giác.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. ”

Xem chi tiết :

Kinh Trung Bộ – Tập III – 146. Kinh Giáo giới Nandaka (Nandakovàda sutta)