Tiến sĩ H.W. Schumann trong tác phẩm “Ðức Phật lịch sử” (The Historical Buddha), chương 7, phần 1 “Những hành trình cuối cùng” đã viết : “Bậc Ðạo Sư đã du hành đến tận Vesàli với hội chúng Tỳ kheo, nhưng mùa mưa năm đó, 484 trước Tây lịch, Ngài muốn độc cư và chỉ có [[ANanda, thị giả trung thành theo hầu, để Ngài Chuyên tâm thiền định. Từ đây, khi mưa bắt đầu rơi, Ngài yêu cầu chư Tăng tự tìm các Tinh xá (vihàra) cho mình ở vùng ngoại ô thành Vesàli, trong khi chính Ngài sẽ an cư mùa mưa tại Baluvà (nay là Basarli), một vùng ngoại ô ở miền Nam kinh thành (DN 16.2.22). Ðó là một thời kỳ bất an. Bậc Ðạo Sư đã lâm trọng bệnh và chịu nhiều đau đớn. Tuy nhiên, Ngài vẫn duy trì tâm trí minh mẫn và nhiếp phục cơn bệnh bằng sức mạnh của ý chí…”

(Ðức Phật lịch sử, Trần Phương Lan dịch, Viện Nghiên cứu Phật học VN xb, 1997, trang 564-565)

Ðây chính là mùa An cư cuối cùng của Ðức Phật, Kinh điển của hệ Nam truyền và Bắc truyền đều ghi lại một cách chi tiết về sự kiện này.

  1. Kinh Ðại Bát Niết bàn, kinh số 15 trong kinh Trường Bộ (Digha Nikàya) đoạn 21, viết :

“Rồi Ðức Thế Tôn, sau khi ở Vesàli cho đến lúc Ngài nhận thấy là vừa đủ, liền bảo Tôn giả [[ANanda :

– Này [[ANanda, chúng ta hãy đi đến làng Baluvà.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn !

Thế Tôn nói với các Tỳ kheo :

– Này các Tỳ kheo, hãy an cư trong mùa mưa xung quanh Vesàli, tại chỗ có bạn bè quen thuộc và thân tín. Còn ta sẽ an cư ở đây, tại làng Baluvà.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn !

Những Tỳ kheo này vâng đáp Thế tôn và tìm chỗ an cư mùa mưa xung quanh Vesàli, tại chỗ có bạn bè quyến thuộc và thân tín. Còn Thế Tôn thì an cư tại làng Baluvà.

Thời gian Ðức Thế Tôn an cư trong mùa mưa, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên, rất đau đớn và hết sức nguy kịch. Nhưng Thế Tôn vẫn giữ tâm Chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán. Thế Tôn tự nghĩ : “Thật không hợp lẽ nếu ta diệt độ mà không có một lời với các đệ tử hầu cận, không từ biệt chúng Tỳ kheo. Vậy ta hãy lấy sức tinh tấn nhiếp phục cơn bệnh này, duy trì mạng căn và tiếp tục sống”.

Ðức Thế Tôn với sức tinh tấn đã nhiếp phục bệnh ấy để duy trì mạng căn.

Rồi Ðức Thế Tôn lành bệnh. Sau khi lành bệnh không lâu, Ðức Phật rời khỏi tịnh xá và ngồi trên ghế đã soạn sẵn, trong bóng mát của ngôi tịnh xá. Bấy giờ Tôn giả [[ANanda đến gần chỗ Ðức Thế Tôn Đảnh lễ rồi ngồi qua một bên, bạch :

– Bạch Thế Tôn ! Con được thấy Thế Tôn khỏe mạnh. Bạch Thế Tôn! Con được thấy Thế Tôn gắng sức chịu đựng. Bạch Thế Tôn! Trông Thế Tôn lâm bệnh, thân con cảm thấy yếu ớt như lau sậy, mắt con mờ mịt không nhìn rõ phương hướng, dầu cho, bạch Thế Tôn, con được một chút an ủi rằng, Thế Tôn sẽ không diệt độ, nếu Ngài chưa có lời di giáo lại cho chúng Tỳ kheo.

– Này [[ANanda ! Ta đã giảng nói Chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài, đối với các pháp, Như Lai không bao giờ là vị đạo sư còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy…

Này [[ANanda ! Ta nay đã già, đã thành bậc trưởng thượng, đã vào tuổi lâm chung, đã đến tám mươi tuổi…. Chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, với sự diệt trừ một số Cảm thọ, chứng và an trụ vô tướng tâm định, chính khi ấy thân Như Lai được thoải mái. Vậy nên, này [[ANanda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Này [[ANanda! Thế nào là vị Tỳ kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa ?

Này Anan da! Vị Tỳ kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn tỉnh giác, Chánh niệm nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. Ðối với các Cảm thọ, đối với Tâm … đối với các pháp quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác … Như vậy, Tỳ kheo này tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa.

Này [[ANanda ! Những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy là bậc tối thượng trong hàng Tỳ kheo của Ta… “(kinh Trường Bộ, tập 1, HT. Minh Châu dịch, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam xb, tr. 581-585).

  1. Kinh Du hành, kinh số 2 trong kinh Trường A Hàm (Ðại Tạng kinh Ðại Chính tân tu, tập 1, no. 1) thuộc Phật giáo Bắc truyền, ghi lại : “Khi Ðức Phật trú tại Tỳ Xá Ly, cảm thấy thời gian đã đủ, liền bảo Tôn giả A Nan :

– Ông hãy chuẩn bị sẵn sàng cùng ta đi đến Trúc Lâm.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn !

Thế rồi, Ðức Phật sửa lạiy bát, cùng đại chúng theo hầu, bằng ngả đường từ nước Bạt Kỳ để tới Trúc Lâm….

Bấy giờ, tại xứ này, gặp phải năm mất mùa, cảnh đói kém đang diễn ra việc Khất thực khó khăn, nên Phật bảo Tôn giả A Nan :

– Hãy tập hợp các Tỳ kheo trong nước lại tại giảng đường.

Tôn giả A Nan liền vâng lệnh tập hợp các Tỳ kheo xa gần tề tựu đông đủ tại giảng đường. Khi đại chúng đã tụ hội, Tôn giả A Nan đến thưa với Phật :

– Bạch Thế Tôn ! Ðại chúng đã có mặt đông đủ, kính tin Ngài rõ.

Ðức Thế Tôn đứng dậy, đi đến giảng đường và an tọa. Ngài dạy :

– Này các Tỳ kheo ! Hiện tại vùng này đang đói kém, việc Khất thực sẽ khó khăn, vậy các thầy hãy chia thành từng đoàn , đi tới nơi quen biết, hoặc là thành Tỳ Xá Ly hay nước Vi Kỳ, rồi ở đó an cư. Chỉ Ta và Tôn giả A Nan thì an cư tại đây. Vì nếu ở đông e rất khó khăn.

Các Tỳ kheo vâng lời Phật chia nhau đi, còn Phật và Tôn giả A Nan thì ở lại an cư kiết hạ tại đây. Trong cuối kỳ hạ này, Phật lâm bệnh nặng, toàn thân đau nhức. Ngài tự nghĩ…” (đoạn tiếp theo đại thể giống với đoạn kinh thuộc kinh Trường Bộ đã dẫn ở trước…)

“Thế nên, này A Nan ! Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với Chánh pháp, đừng thắp lên với một pháp nào khác. Hãy tự nương tựa nơi chính mình, nương tựa với Chánh pháp, đừng nương tựa với một pháp nào khác”.

Thế nào là tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với Chánh pháp, đừng thắp lên với một pháp nào khác ? Hãy tự mình nương tựa chính mình, nương tựa Chánh pháp, đừng nương tựa một pháp nào khác ? Này A Nan ! Ðó là các Tỳ kheo trước phải lo Quán sát trong thân, sau đấy Quán sát ngoài thân, cuối cùng là Quán sát cả trong lẫn ngoài thân, Quán sát một cách chuyên cần, không biếng trễ, nhớ mãi không quên để diệt trừ sự tham luyến, lo buồn của Thế gian. Tiếp theo sự Quán sát trên là Quán sát về Thọ, về Tâm ý, về các pháp cũng như thế.

Này A Nan ! Ðó là ý nghĩa tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với Chánh pháp, đừng thắp lên với một pháp nào khác. Hãy tự nương tựa chính mình, nương tựa Chánh pháp, đừng nương tựa một pháp nào khác.

Phật bảo Tôn giả A Nan :

– Sau khi Ta diệt độ, người nào có thể tu hành đúng như thế, tức là đệ tử chân chính của Ta, là người học đạo xuất sắc nhất …”

(Kinh Trường A Hàm, tập 1, Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm dịch, Viện Nghiên cứu Phật học VN xb, 1991, tr.115-121)

Tác giả sách “Ðức Phật lịch sử” đã xác định thời điểm của mùa an cư này là năm 484 trước Tây lịch. Như vậy là sự việc đã cách với hiện tại (2001) gần trọn 25 thế kỷ. Nhưng đọc lại hai đoạn kinh vừa dẫn trên, chúng ta đều cảm nhận về một sự gần gũi, thân thương, kỳ diệu. Và lời dạy mang tính chất “di huấn” của Ðức Thế Tôn vẫn vang vọng mãi với dòng chảy của thời gian để trở thành bất diệt.

Durant, sử gia nổi tiếng thế giới, trong phần giới thiệu về “Lịch sử văn minh Ấn Ðộ” đoạn viết về “Những ngày cuối cùng của Phật cũng đã trích dẫn đoạn kinh kể trên và nhấn mạnh hàm ý tán thán : “Chính [[ANanda đã chép lại những lời dạy bảo cuối cùng và cao thượng nhất của Phật” (Lịch sử văn minh Ấn Ðộ, Nguyễn Hiến Lê dịch, bản in 1996, tr.107).

ÐÀO NGUYÊN