Chúng ta học: cách giao tiếp, cách trả lời, cách tôn trọng người hỏi người đáp, cách đưa ra ví dụ…đặc biệt người trả lời phải là người đã thực chứng, trải qua, có kinh nghiệm thực tế liên quan đến vấn đề.
“— Này Gia chủ, hãy nói lên những điều gì Ông nghĩ về vấn đề này; nhờ vậy, vấn đề này sẽ trở thành xác thật cho Ông.
— Thưa Tôn giả, con nghĩ như sau: “Vô lượng tâm Giải thoát và đại hành tâm Giải thoát, các pháp này đồng nghĩa nhưng khác văn”.
— Này Gia chủ, vô lượng tâm Giải thoát và đại hành tâm Giải thoát, những pháp này vừa khác nghĩa vừa khác văn. Do vậy, này Cư sĩ, đây cần phải hiểu đúng với pháp môn, nghĩa là các pháp này vừa khác nghĩa vừa khác văn.
Và này Cư sĩ, thế nào là vô lượng tâm Giải thoát?.…..”
” Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Abhiya Kaccana thưa với Tôn giả Anuruddha:
— Tốt lành thay, Tôn giả Anuruddha! Ở đây, tôi có câu này cần phải hỏi thêm. Thưa Tôn giả, Chư Thiên có hào quang, tất cả đều có hào quang có hạn lượng? Hay là ở đây có một số Chư Thiên có hào quang vô lượng?
— Này Hiền giả Kaccana, tùy theo trường hợp, ở đây một số Chư Thiên có hào quang có hạn lượng, nhưng ở đây cũng có một số Chư Thiên có hào quang vô lượng.
— Thưa Tôn giả Anuruddha, do nhân gì, do duyên gì, dầu cho Chư Thiên ấy được sanh khởi trong một Thiên chúng, lại có một số Chư Thiên có hào quang hạn lượng và có một số Chư Thiên khác có hào quang vô lượng?
— Này Hiền giả Kaccana, ở đây Ta sẽ hỏi Hiền giả. Nếu Hiền giả kham nhẫn, Hiền giả sẽ trả lời. Này Hiền giả Kaccana, Hiền giả nghĩ thế nào?…”
” Này Hiền giả Kaccana, Ta sẽ cho Hiền giả một ví dụ. Nhờ ví dụ ở đây, người có trí hiểu được ý nghĩa của lời nói. Ví như, này Hiền giả Kaccana, một cây đèn đang cháy với dầu không được sạch sẽ, với tim đèn cũng không được sạch sẽ. Vì dầu không được sạch sẽ, và cũng vì tim đèn không được sạch sẽ, nên cây đèn cháy rất lu mờ. Cũng vậy, này Hiền giả Kaccana, ở đây Tỷ-kheo an trú, biến mãn và thấm nhuần với hào quang tạp nhiễm. Thân dâm hạnh của vị ấy không được khéo chấm dứt, hôn trầm thụy miên không được khéo đoạn trừ, trạo cử hối quá không được khéo nhiếp phục. Vì không được khéo chấm dứt thân dâm hạnh, vì không khéo đoạn trừ hôn trầm thụy miên, vì không khéo nhiếp phục trạo cử hối quá, nên vị ấy được cháy lên một cách lu mờ. Vị ấy sau khi thân hoại Mạng chung được sanh cọng trú với Chư Thiên có hào quang tạp nhiễm. ”
” — Này Hiền giả Kaccana, lời nói này của Hiền giả đến gần như thử thách Ta phải tuyên bố, nhưng Ta sẽ trả lời cho Hiền giả. Này Hiền giả Kaccana, đã từ lâu, Ta đã sống từ trước, đã đàm thoại từ trước, đã đàm luận từ trước với Chư Thiên ấy. “
Xem chi tiết:
Kinh Trung Bộ – Tập III – 127. Kinh A-na-luật (Anuruddha sutta)