(VI) (66) Vị Tỷ Kheo Phải Kính Trọng Ai?

  1. Rồi Tôn giả Sàriputta, trong khi sống một mình, Thiền tịnh, tâm tư suy nghĩ như sau khởi lên: “Vị Tỷ-kheo Cung kính tôn trọng, sống nương tựa ai để có thể từ bỏ bất thiện, tu tập thiện?” Rồi Tôn giả Sàriputta suy nghĩ như sau: “Tỷ-kheo Cung kính tôn trọng, sống nương tựa Ðạo Sư để có thể từ bỏ bất thiện, tu tập thiện. Tỷ-kheo Cung kính tôn trọng, sống nương tựa Pháp… chúng Tăng… Học pháp… Ðịnh… không phóng dật… Tỷ-kheo Cung kính, tôn trọng, sống nương tựa tiếp đón thân tình để có thể từ bỏ bất thiện, tu tập thiện”. Rồi Tôn giả Sàriputta lại suy nghĩ như sau: “Những pháp này trong ta đã được thanh tịnh trong sáng. Vậy ta hãy đi đến Thế Tôn và báo cho Thế Tôn rõ những pháp này, như vậy các pháp này sẽ được thanh tịnh trong ta và được xem là trong sạch hơn nữa. Ví như một người tìm được một đồng tiền vàng lớn, thanh tịnh trong sáng. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta hãy đi đến người thợ vàng và đưa xem đồng tiền vàng này. Ðồng tiền vàng này được ta đưa cho người thợ vàng như vậy sẽ được thanh tịnh và trong sáng hơn nữa”. Cũng vậy, các pháp này ở nơi ta được thanh tịnh, trong sáng. Ta hãy đi đến Thế Tôn và báo cho Thế Tôn rõ những pháp này. Như vậy các pháp này sẽ được thanh tịnh trong ta và được xem là trong sạch hơn nữa”. Rồi Tôn giả Sàriputta, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy đến Thế Tôn; sau khi đến, Đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:
  2. – Ở đây, bạch Thế Tôn, trong khi con sống một mình Thiền tịnh, tâm tư suy nghĩ như sau khởi lên nơi con: “Tỷ-kheo Cung kính tôn trọng, sống nương tựa ai để có thể từ bỏ bất thiện, tu tập thiện?” Rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Tỷ-kheo Cung kính tôn trọng, sống nương tựa Ðạo Sư để có thể từ bỏ bất thiện, tu tập thiện. Tỷ-kheo Cung kính tôn trọng, sống nương tựa Pháp… chúng Tăng… Học pháp… Ðịnh… không phóng dật… tiếp đón thân tình để có thể từ bỏ bất thiện, tu tập thiện”.. Rồi bạch Thế Tôn, con lại suy nghĩ như sau: “Những pháp này trong ta đã được thanh tịnh trong sáng. Vậy ta hãy đi đến Thế Tôn và báo cho Thế Tôn rõ những pháp này, như vậy các pháp này sẽ được thanh tịnh trong ta và được xem là trong sạch hơn nữa. Ví như một người tìm được một đồng tiền vàng lớn, thanh tịnh trong sáng. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta hãy đi đến người thợ vàng và đưa xem đồng tiền vàng này. Ðồng tiền vàng này được ta đưa cho người thợ vàng như vậy sẽ được thanh tịnh và trong sáng hơn nữa”. Cũng vậy, các pháp này ở nơi ta được thanh tịnh, trong sáng. Ta hãy đi đến Thế Tôn và báo cho Thế Tôn rõ những pháp này. Như vậy các pháp này sẽ được thanh tịnh trong ta và được xem là trong sạch hơn nữa”.

– Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Này Sàriputta, Tỷ-kheo Cung kính tôn trọng, sống nương tựa Ðạo Sư, có thể từ bỏ bất thiện, tu tập thiện. Này Sàriputta, Tỷ-kheo Cung kính, tôn trọng, sống nương tựa Pháp… chúng Tăng… Học pháp… Ðịnh… không phóng dật…Này Sariputta, Tỷ-kheo Cung kính, tôn trọng, sống nương tựa tiếp đón thân tình để có thể từ bỏ bất thiện, tu tập thiện.

Khi được nói vậy, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

  1. – Bạch Thế Tôn, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau: Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ-kheo nào không Cung kính Ðạo Sư, sẽ Cung kính Pháp, sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào không Cung kính Ðạo Sư, vị ấy cũng không Cung kính Pháp. Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ-kheo nào không Cung kính Ðạo Sư, không Cung kính Pháp sẽ Cung kính chúng Tăng, sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào không Cung kính Ðạo Sư, không Cung kính Pháp, vị ấy cũng không Cung kính chúng Tăng. Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ-kheo nào không Cung kính Ðạo Sư, không Cung kính Pháp, không Cung kính chúng Tăng, sẽ Cung kính Học pháp, sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào không Cung kính Ðạo Sư, không Cung kính Pháp, không Cung kính chúng Tăng, vị ấy cũng không Cung kính học pháp. Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ-kheo nào không Cung kính Ðạo Sư, không Cung kính Pháp, không Cung kính chúng Tăng, không Cung kính Học pháp, sẽ Cung kính Thiền định. Sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào không Cung kính Ðạo Sư, không Cung kính Pháp, không Cung kính chúng Tăng, không Cung kính Học pháp, vị ấy cũng không Cung kính Thiền định. Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ-kheo nào không Cung kính Ðạo Sư, không Cung kính Pháp, không Cung kính chúng Tăng, không Cung kính Học pháp, không Cung kính Thiền định, sẽ Cung kính không phóng dật, sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào không Cung kính Ðạo Sư, không Cung kính Pháp, không Cung kính chúng Tăng, không Cung kính Học pháp, không Cung kính Thiền định, vị ấy cũng không Cung kính không phóng dật. Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ-kheo nào không Cung kính Ðạo Sư, không Cung kính Pháp, không Cung kính chúng Tăng, không Cung kính Học pháp, không Cung kính Thiền định, không Cung kính không phóng dật, sẽ Cung kính tiếp đón thân tình, sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào không Cung kính Ðạo Sư, không Cung kính Pháp, không Cung kính chúng Tăng, không Cung kính Học pháp, không Cung kính Thiền định, không Cung kính không phóng dật, vị ấy cũng không Cung kính tiếp đón thân tình.

Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào Cung kính Ðạo Sư, sẽ không Cung kính Pháp, sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào Cung kính Ðạo Sư, vị ấy cũng Cung kính Pháp. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào Cung kính Ðạo Sư, Cung kính Pháp sẽ không Cung kính chúng Tăng, sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, vị Tỷ-kheo nào Cung kính Ðạo Sư, Cung kính Pháp, vị ấy cũng Cung kính chúng Tăng. Bạch Thế Tôn, chắc chắn vị Tỷ-kheo nào Cung kính Ðạo Sư, Cung kính Pháp, Cung kính chúng Tăng, sẽ không Cung kính Học pháp, sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào Cung kính Ðạo Sư, Cung kính Pháp, Cung kính chúng Tăng, vị ấy cũng Cung kính học pháp. Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ-kheo nào Cung kính Ðạo Sư, Cung kính Pháp, Cung kính chúng Tăng, Cung kính Học pháp, sẽ không Cung kính Thiền định, sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào Cung kính Ðạo Sư, Cung kính Pháp, Cung kính chúng Tăng, Cung kính Học pháp, vị ấy cũng Cung kính Thiền định. Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ-kheo nào Cung kính Ðạo Sư, Cung kính Pháp, Cung kính chúng Tăng, Cung kính Học pháp, Cung kính Thiền định, sẽ không Cung kính không phóng dật, sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào Cung kính Ðạo Sư, Cung kính Pháp, Cung kính chúng Tăng, Cung kính Học pháp, Cung kính Thiền định, vị ấy cũng Cung kính không phóng dật. Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ-kheo nào Cung kính Ðạo Sư, Cung kính Pháp, Cung kính chúng Tăng, Cung kính Học pháp, Cung kính Thiền định, Cung kính không phóng dật, sẽ không Cung kính tiếp đón thân tình, sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào Cung kính Ðạo Sư, Cung kính Pháp, Cung kính chúng Tăng, Cung kính Học pháp, Cung kính Thiền định, Cung kính không phóng dật, vị ấy cũng Cung kính tiếp đón thân tình. Bạch Thế Tôn, với lời vắn tắt này của Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.

  1. – Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Lành thay, này Sàriputta, với lời nói vắn tắt này của Ta, Thầy đã hiểu một cách rộng rãi như vậy. Này Sàriputta, thật vậy, Tỷ-kheo nào không Cung kính Ðạo Sư, sẽ Cung kính Pháp, sự kiện này không xảy ra. Này Sàriputta, Tỷ-kheo nào không Cung kính bậc Ðạo Sư, vị ấy cũng không Cung kính Pháp… Này Sàriputta, vị Tỷ-kheo nào không Cung kính Ðạo Sư… không Cung kính Pháp… không Cung kính chúng Tăng… không Cung kính Học pháp… không Cung kính Thiền định… . không Cung kính không phóng dật, sẽ Cung kính tiếp đón thân tình, sự kiện này không xảy ra. Này Sàriputta, Tỷ-kheo nào không Cung kính Ðạo Sư, không Cung kính Pháp, không Cung kính chúng Tăng, không Cung kính Học pháp, không Cung kính Thiền định, không Cung kính, không Cung kính không phóng dật, vị ấy cũng không Cung kính tiếp đón thân tình.

Này Sàriputta, chắc chắn Tỷ-kheo nào Cung kính Ðạo Sư, sẽ không Cung kính Pháp, sự kiện này không xảy ra. Này Sàriputta, Tỷ-kheo nào Cung kính Ðạo Sư, vị ấy cũng Cung kính Pháp… Này Sàriputta, vị Tỷ-kheo nào Cung kính Ðạo SưCung kính Pháp… Cung kính chúng Tăng… Cung kính Học pháp… Cung kính Thiền định… Cung kính không phóng dật, sẽ không Cung kính tiếp đón thân tình, sự kiện này không xảy ra. Này Sàriputta, Tỷ-kheo nào Cung kính Ðạo Sư, Cung kính Pháp, Cung kính chúng Tăng, Cung kính Học pháp, Cung kính Thiền định, Cung kính không phóng dật, vị ấy cũng Cung kính tiếp đón thân tình. Này Sàriputta, lời nói vắn tắt này của Ta, ý nghĩa cần phải được thấy một cách rộng rãi như vậy.

(VII) (67) Sự Tu Tập

  1. – Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không chí tâm trong sự tu tập khởi lên ước muốn như sau: “Mong rằng tâm ta được Giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ!” Tuy vậy, tâm vị ấy cũng không Giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Vì cớ sao? Phải nói rằng vì vị ấy không có tu tập. Không có tu tập cái gì? Không có tu tập Bốn niệm xứ, không có tu tập Bốn chánh cần, không có tu tập Bốn như ý túc, không có tu tập Năm căn, không có tu tập Năm lực, không có tu tập Bảy Bồ-đề phần, không có tu tập Thánh đạo tám ngành.

Ví như, này các Tỷ-kheo, có tám, mười hay mười hai trứng gà, không được con gà mái ấp nằm đúng cách, không được ấp nóng đúng cách, không được ấp dưỡng đúng cách.

Dầu cho con gà mái ấy khởi lên ý muốn: “Mong rằng những con gà con của ta, với chân móng và đỉnh đầu, hay với miệng và mỏ, sau khi làm bể vỏ trứng, được sanh ra một cách an toàn, tuy vậy, các con gà con ấy không có thể, với chân, móng, đỉnh đầu hay với miệng và mỏ, sau khi làm bể vỏ trứng, được sanh ra một cách an toàn!

Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, tám, mười hay mười hai trứng gà mái ấy không được con gà mái nằm ấp một cách đúng đắn, ấp nóng một cách đúng đắn, ấp dưỡng một cách đúng đắn.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không chú tâm trong sự tu tập, dầu cho có khởi lên ý muốn: “Mong rằng tâm ta được Giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ”; tuy vậy, tâm vị ấy cũng không Giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Vì cớ sao? Phải nói rằng vì vị ấy không có tu tập. Không có tu tập cái gì? Không có tu tập Bốn niệm xứ… không có tu tập Thánh đạo tám ngành.

  1. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống chú tâm trong sự tu tập, dầu cho không khởi lên ước muốn: “Mong rằng tâm ta được Giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ”; tuy vậy, tâm vị ấy được Giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ.

Vì cớ sao? Phải nói rằng vì vị ấy có tu tập. Có tu tập cái gì? Có tu tập Bốn niệm xứ, có tu tập Bốn chánh cần, có tu tập Bốn như ý túc, có tu tập Năm căn, có tu tập Năm lực, có tu tập Bảy giác chi, có tu tập Thánh đạo tám ngành.

Ví như, này các Tỷ-kheo, có tám, mười hay mười hai trứng gà. Các trứng ấy được con gà mái ấp nằm đúng cách, ấp nóng một cách đúng đắn, ấp dưỡng một cách đúng đắn. Dầu cho con gà mái ấy không khởi lên ý muốn: “Mong rằng những con gà con của ta, với chân móng và đỉnh đầu, hay với miệng và mỏ, sau khi làm bể vỏ trứng, được sanh ra một cách an toàn!”, tuy vậy, các con gà con ấy có thể với chân, móng, đỉnh đầu hay với miệng và mỏ, sau khi làm bể vỏ trứng, được sanh ra một cách an toàn.

Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, tám, mười hay mười hai trứng gà được con gà mái ấy ấp nằm một cách đúng đắn, ấp nóng một cách đúng đắn, ấp dưỡng một cách đúng đắn.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống chú tâm tu tập, dầu cho vị ấy không khởi lên ý muốn: “Mong rằng tâm ta được Giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ”; tuy vậy, tâm vị ấy vẫn được Giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Vì cớ sao? Phải nói rằng vì vị ấy có tu tập. Tu tập cái gì? Có tu tập Bốn niệm xứ… có tu tập Thánh đạo tám ngành.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một người thợ nề hay đệ tử người thợ nề, khi nhìn vào cán búa, thấy dấu các ngón tay và dấu ngón tay cái. Người ấy không có thể biết được như sau: “Hôm nay từng ấy cán búa của ta bị hao mòn, hôm qua từng ấy, các ngày khác từng ấy”. Nhưng người ấy biết được cán búa bị hao mòn trên sự hao mòn của cán búa.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chú tâm trong sự tu tập không có biết như sau: “Hôm nay từng ấy lậu hoặc của ta được đoạn tận, hôm qua từng ấy, các ngày khác từng ấy”. Nhưng vị ấy biết được các lậu hoặc được đoạn tận trên sự đoạn tận các lậu hoặc.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một chiếc thuyền đi biển, có đầy đủ cột buồm và dây buồm bị mắc cạn sáu tháng do thiếu nước trong mùa đông, các cột buồm và dây buồm bị gió và mặt trời làm hư hỏng. Rồi bị nước mưa đổ xuống trong mùa mưa, chúng bị hư dần và mục nát một cách dễ dàng.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống chú tâm trong sự tu tập, các kiết sử rất dễ bị yếu dần và mục nát.

Xem chi tiết:

Kinh Tăng Chi Bộ – Chương VII – Bảy Pháp – VII. Ðại Phẩm