(1) Chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo cần phải tư lượng tự ngã với tự ngã như sau: “Người này có ác dục, bị ác dục chi phối nên ta không ưa người ấy, không thích người ấy. Và nếu ta có ác dục, bị ác dục chi phối, các người khác sẽ không ưa ta, không thích ta”. Chư Hiền, Tỷ-kheo khi biết vậy cần phải phát tâm như sau: “Ta sẽ không có ác dục, sẽ không bị ác dục chi phối.”

(2) “Người này khen mình chê người, nên ta không ưa người ấy, không thích người ấy. Và nếu ta khen mình chê người, các người khác sẽ không ưa ta, sẽ không thích ta”. Chư Hiền, Tỷ-kheo khi biết vậy, cần phải phát tâm như sau: “Ta sẽ không khen mình chê người.”

(3) “Người này có phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối, nên ta không ưa người ấy… Ta sẽ không phẫn nộ, không bị phẫn nộ chi phối”;

(4) “Người này phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành người hiềm hận nên ta không ưa người ấy… Ta sẽ không phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân trở thành người hiềm hận”;

(5) “Người này phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp nên ta không ưa người ấy… Ta sẽ không phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp”;

(6) “Người này phẫn nộ, thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ nên Ta không ưa người ấy… Ta sẽ không phẫn nộ, không thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ”;

(7) “Người này bị buộc tội, trở lại chống đối vị đã buộc tội mình, nên Ta không ưa người ấy… Ta có bị buộc tội, sẽ không trở lại chống đối vị buộc tội mình”;

(8) “Người này bị buộc tội trở lại chỉ trích vị đã khiển trách mình, nên Ta không ưa người ấy… Ta có bị buộc tội, sẽ không trở lại chỉ trích vị buộc tội mình”;

(9) “Người này bị buộc tội, trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình, nên ta không ưa người ấy… Ta có bị buộc tội, sẽ không trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình”;

(10) “Người này bị buộc tội, tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn của mình, nên ta không ưa người ấy… Ta bị buộc tội sẽ không tránh né vấn đề với một vấn đề khác, không trả lời ra ngoài vấn đề, và không để lộ phẫn nộ, sân hận bất mãn của mình”;

(11) “Người này bị buộc tội, không giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội biết nên ta không ưa người ấy… Ta bị buộc tội, sẽ giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội biết”;

(12) “Người này hư ngụy và não hại nên Ta không ưa người ấy… Ta sẽ không hư ngụy và não hại”;

(13) “Người này tật đố và xan tham nên ta không ưa người ấy… Ta sẽ không tật đố và xan tham”;

(14) “Người này khi cuống và lường gạt nên ta không ưa người ấy… Ta sẽ không khi cuống và lường gạt”;

(15) “Người này ngoan mê và quá mạn nên ta không ưa người ấy… Ta sẽ không ngoan mê và quá mạn”;

(16) “Người này chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả nên ta không ưa người ấy, không thích người ấy. Và nếu ta chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, các người khác sẽ không ưa ta, không thích ta”. Chư Hiền, Tỷ-kheo khi biết vậy, cần phải phát tâm như sau: “Ta sẽ không chấp trước thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả”.

Xem chi tiết:

https://buocdauhocphat.com/kinh-trung-bo-tap-i-15-kinh-tu-luong-anumana-sutta