(III) (3) Mất Gốc (1)
– Tán thán, không tán thán, tín nhiệm, không tín nhiệm.
- Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, không thông minh, không phải Bậc chân nhân, tự mình xử sự như môt kẻ mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều vô phước. Thế nào là bốn?
Không có suy xét, không có cứu xét, tán thán người không đáng tán thán; Không có suy xét, không có cứu xét, không tán thán người đáng tán thán; Không có suy xét, không có cứu xét, tỏ bày sự tín nhiệm ở những chỗ không đáng tín nhiệm; Không có suy xét, không có cứu xét, bất tín nhiệm tại những chỗ đáng tín nhiệm.
Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, không thông minh, không phải Bậc chân nhân, tự mình xử sự như môt kẻ mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều vô phước.
- Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh, là Bậc chân nhân, tự mình xử sự như môt người không mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều phước đức. Thế nào là bốn?
Sau khi suy xét, sau khi cứu xét, không tán thán những người không đáng được tán thán; Sau khi suy xét, sau khi cứu xét, tán thán những người đáng được tán thán; Sau khi suy xét, sau khi cứu xét, tỏ bày sự tín nhiệm ở những chỗ đáng tín nhiệm; sau khi suy xét, sau khi cứu xét, tỏ bày sự tín nhiệm tại những chỗ đáng tín nhiệm. Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh, là Bậc chân nhân, tự mình xử sự như một người không mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều phước đức.
Ai khen người đáng chê Ai chê người đáng khen Kẻ ấy với miệng lưỡi Chứa chấp điều bất hạnh Do vì bất hạnh ấy Không tìm được an lạc Nhỏ nhen không đáng kể Là loại bất hạnh này Bất hạnh do cờ bạc Phá hoại các tài sản Lớn hơn, lớn hơn nhiều Là loại bất hạnh này Cho tất cả mọi người Và cả với riêng mình Những ai với ác ý Ðối với bậc Thiện thệ Trải qua một trăm ngàn Thời Nirabbudà Và cộng ba mươi sáu Với năm Abbudà Bị sanh vào Địa ngục Trong suốt thời gian ấy Nếu mắng nhiếc bậc Thánh Với lời, ý, nguyện ác.
(IV) (4) Mất Gốc (2)
1.- Do tà hạnh trong bốn sự, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, không thông minh, không phải Bậc chân nhân, tự mình xử sự như môt kẻ mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách, và tạo nhiều điều vô phước. Thế nào là tà hạnh trong bốn sự?
Tà hạnh đối với mẹ, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, không thông minh … tạo nên nhiều điều vô phước. Tà hạnh đối với cha, này các Tỷ-kheo, … Tà hạnh đối với Như Lai, này các Tỷ-kheo,… Tà hạnh đối với đệ tử của Như Lai, này các Tỷ-kheo….., kẻ ngu, không thông minh, không phải Bậc chân nhân … và tạo nên nhiều điều vô phước. Tà hạnh trong bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, không thông minh, … tạo nên nhiều điều vô phước.
- Chánh hạnh trong bốn sự này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh, là Bậc chân nhân, tự mình xử sự không như người mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều phước đức. Thế nào là chánh hạnh trong bốn sự?
Chánh hạnh đối với mẹ, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh … tạo nhiều phước đức. Chánh hạnh đối với cha, này các Tỷ-kheo, … Chánh hạnh đối với Như Lai, này các Tỷ kheo… Chánh hạnh đối với đệ tử Như Lai, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh, là Bậc chân nhân, tự mình xử sự không như người mất gốc … tạo nhiều phước đức. Chánh hạnh trong bốn sự này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh, … tạo nhiều phước đức.
3.
Ðối với mẹ và cha Ai hành xử tà vạy Với Như Lai Chánh Giác Hay với đệ tử Ngài Người xử sự như vậy Tạo nhiều điều vô phước Những ai có ác hạnh Ðối với mẹ và cha Ðời này, bậc trí trách Ðời sau sanh đọa xứ Ðối với mẹ và cha Ai hành xử chơn chánh Với Như Lai Chánh Giác Hay với đệ tử Ngài Người xử sự như vậy Tạo nhiều điều phước đức Những ai có chánh hạnh Ðối với mẹ và cha Ðời này, bậc trí khen Ðời sau hưởng Thiên giới
(V) (5) Thuận Dòng
1.- Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, hiện hữu có mặt ở đời. Thế nào là bốn? Hạng người đi thuận dòng, hạng người đi nghịch dòng, hạng người tự đứng lại, vị Bà-la-môn đã vượt qua đến bờ biên kia, đứng trên đất liền.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người đi thuận dòng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thọ hưởng các dục và làm các nghiệp ác. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người đi thuận dòng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người đi ngược dòng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không thọ hưởng các dục, không làm ác nghiệp, với khổ, với ưu, nước mắt đầy mặt, khóc than, sống Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người đi ngược dòng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người tự đứng lại?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người do diệt tận năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, tại đấy nhập Niết-bàn, không còn trở lại đời ấy nữa. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người tự đứng lại.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị Bà-la-môn đã vượt qua đến bên bờ kia, đứng trên đất liền?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người do hoại diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với Thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm Giải thoát, tuệ Giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vị Bà-la-môn đã vượt qua đến bờ bên kia, đứng trên đất liền.
Bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.
2.
Những ai sống ở đời Không chế ngự các dục Không từ bỏ ly tham Thọ hưởng các Dục vọng Họ đi đến sanh già Ðến rồi lại đến nữa Bị khát ái trói buộc Họ đi thuận dòng đời Do vậy bậc có trí Ở đời, trú Chánh niệm Không thọ hưởng các dục Không hành trì điều ác Dầu chịu sự khổ đau Từ bỏ các Dục vọng Họ được gọi hạng người Ði ngược lại dòng đời.
3.
Những ai quyết đoạn tận Năm phiền não kiết sử Bậc hữu học viên mãn Không còn bị thối thất Ðạt được tâm điều phục Các căn được định tĩnh Vị ấy được gọi là Người đã tự đứng lại Ðối các pháp thắng liệt Vị ấy được giác tri Ðã được quét, quạt sạch Các pháp được chấm dứt Vị ấy bậc trí giả Phạm hạnh được thành tựu Ðược tên gọi danh xưng Bậc đã đi đến nơi Chỗ tận cùng thế giới Bậc đã đến bờ kia.
(VI) (6) Học Hỏi Ít.
1.- Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn? Nghe ít, điều đã được nghe không khởi lên; Nghe ít, điều đã được nghe được khởi lên; Nghe nhiều, điều đã được nghe không khởi lên; Nghe nhiều, điều đã được nghe có khởi lên.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người nghe ít, điều đã được nghe không khởi lên?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nghe ít về kinh: ứng tụng, ký thuyết, các Bài kệ, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Người ấy, với điều đã được nghe ít ỏi này, không biết nghĩa, không biết pháp, không thực hành pháp, tùy pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người nghe ít, điều đã được nghe không khởi lên.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người nghe ít, điều đã được nghe có khởi lên?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nghe ít về kinh: ứng tụng, ký thuyết, các Bài kệ, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Người ấy, với điều đã được nghe ít ỏi này, biết nghĩa, biết pháp, thực hành pháp đúng pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người nghe ít, điều đã được nghe có khởi lên.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người nghe nhiều, điều đã được nghe không khởi lên?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nghe nhiều về kinh: ứng tụng, ký thuyết, các Bài kệ, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Người ấy, với điều đã được nghe nhiều này, không biết nghĩa, không biết pháp, không thực hành pháp, tùy pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người nghe nhiều, điều đã được nghe không khởi lên.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người nghe nhiều, điều đã được nghe được khởi lên?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nghe nhiều về kinh: ứng tụng, ký thuyết, các Bài kệ, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Người ấy, với điều đã được nghe nhiều này, biết nghĩa, biết pháp, thực hành pháp, tùy pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người nghe nhiều, điều đã được nghe có khởi lên.
Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.
2.
Nếu là người nghe ít Không định tĩnh trong giới Họ chỉ trích người ấy, Cả hai, giới và nghe
Nếu là người nghe ít Nhưng khéo định trong giới Họ khen về Giới đức Về nghe không đầy đủ
Nếu là người nghe nhiều Không định tĩnh trong giới Họ chỉ trích người ấy, Về nghe được đầy đủ
Nếu là người nghe nhiều Lại khéo định trong giới Họ tán thán người ấy Cả hai, giới và nghe
Phật đệ tử nghe nhiều Trì pháp, có trí tuệ Như vàng cõi Diêm phù Ai có thể chỉ trích? Chư Thiên khen vị ấy Phạm thiên cũng ngợi khen
(VI I) (7) Chói Sáng Tăng Chúng
– Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, thông minh, được huấn luyện, không sợ hãi, nghe nhiều, trì pháp, thực hành pháp, tùy pháp, chói sáng tăng chúng. Thế nào là bốn?
Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, thông minh, được huấn luyện, không sợ hãi, nghe nhiều, trì pháp, thực hành pháp, tùy pháp, chói sáng tăng chúng. Tỷ-kheo-ni, này các Tỷ-kheo, … nam Cư sĩ, này các Tỷ-kheo, … , nữ Cư sĩ, này các Tỷ-kheo, thông minh, được huấn luyện, không sợ hãi, nghe nhiều, trì pháp, thực hành pháp, tùy pháp, chói sáng tăng chúng.
Ai là người thông minh Là người không sợ hãi Lại là người nghe nhiều Và cũng hạng trì pháp Ðối với chánh diệu pháp Thực hành pháp tùy pháp Người như vậy được gọi Vị chói sáng tăng chúng Vị Tỷ-kheo đủ giới Tỷ-kheo-ni nghe nhiều Bậc Cư sĩ tín nam Bậc Cư sĩ tín nữ Họ chói sáng Tăng chúng Là ánh sáng Tăng chúng
Xem chi tiết:
Kinh Tăng Chi Bộ – Chương IV – Bốn Pháp – I. Phẩm Bhandagana