Ðại Tạng Kinh Việt Nam

**Tiểu Bộ Kinh

Khuddaka Nikàya**

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Tập I

Kinh Tập

Sutta Nipata

Chương Bốn – Phẩm Tám

(IX) Kinh Màgandiya (SN 163)

Thế Tôn:

  1. Sau khi thấy khát ái, Bất lạc và tham đắm, Không thể có ưa muốn, Ðối với sự dâm dục. Sao, với bao đầy tràn, Nước tiểu, phân uế này, Ta không có ước muốn, Với chân động chạm nó.

Màgandiya:

  1. Nếu Ngài không ước muốn: Ngọc báu như thế này, Nữ nhân được mong cầu, Bởi rất nhiều đế vương, Hãy nói như thế nào, Là Tri kiến của Ngài, Giới cấm và sinh mạng, Cùng sự hữu phát sanh.

Thế Tôn:

  1. Thế Tôn liền trả lời, Cho Màgandiya, Với Ta không có nói, Ta nói như thế này, Sau khi Quán sát kỹ Sự chấp thủ trong pháp, Trong tất cả Tri kiến, Ta không có chấp trước, Ta thấy sự cất chứa, Tịch tịnh trong nội tâm.

Màgandiya:

  1. Màgandiya nói: Các lý thuyết quyết định, Ngài nói vị ẩn sĩ, Không nắm giữ thuyết nào. Còn về ý nghĩa này, Của hai chữ nội tịnh, Thế nào là bậc Hiền trí, Hiểu biết hai chữ ấy?

Thế Tôn:

  1. Thế Tôn nói như sau: Này Màgandiya, Không phải từ Tri kiến, Từ truyền thống, từ trí, Không phải từ giới cấm, Thanh tịnh được đem đến. Người ta nói như vậy, Nhưng cũng không phải là Không kiến, không truyền thống, Không trí, không giới cấm, Từ bỏ tất cả chúng, Không chấp thủ sự gì, Bậc thiện không y chỉ, Không ước muốn sanh hữu.

Màgandiya:

  1. Màgandiya nói: Nếu không từ Tri kiến, Từ truyền thống, từ trí, Không phải từ giới cấm, Thanh tịnh được đưa đến. Người ta nói như vậy, Cũng không phải không kiến, Không truyền thống, không trí, Không giới luật giới cấm, Thanh tịnh được đem đến Con nghĩ rằng pháp vậy, Là pháp kẻ ngu si, Vì rằng thật có người, Nhờ kiến đến thanh tịnh.

Thế Tôn:

  1. Thế Tôn nói như sau: Này Màgandiya, Nếu y vẫn Tri kiến, Ông còn tiếp tục hỏi, Chính do những chấp thủ, Ði đến sự ngu si, Từ đó, Ông không thấy, Một chút gì về tưởng, Do vậy, Ông chớ thấy, Tất cả là ngu si.
  2. Bằng ta thắng hơn ta, Hay thấp kém hơn ta, Ai suy nghĩ như vậy, Do vậy đấu tranh khởi, Ai không bị dao động Bởi ba vấn đề ấy, Như vậy, đối vị ấy, Không bằng, không thù thắng.
  3. Sao Bà-la-môn ấy Lại nói: “Ðây sự thật “, Ðây chính là nói láo, Ðể gây nên tranh luận, Với ai không hề có, Bằng nhau, không bằng nhau. Do đâu nó có thể, Mắc vào tranh luận được.
  4. Ðoạn tận mọi nhà cửa, Sống là kẻ không nhà, Ẩn sĩ không thân thiết, Với một ai ở làng, Trống không các Dục vọng, Không xem trọng sự gì, Không nói chuyện tranh luận, Với một ai ở đời.
  5. Vị ấy sống viễn ly, Mọi sự việc ở đời, Bậc Long tượng không chấp, Và không nói đến họ. Như hoa sen có gai, Sanh ra ở trong nước, Không bị nước và bùn, Mắc dính và thấm ướt. Như vậy bậc ẩn sĩ, Nói an tịnh, không tham, Không bị dục và đời, Mắc dính và thấm ướt.
  6. Bậc trí, không do kiến, Cũng không do thọ tưởng, Ði đến sự kiêu mạn, Không có tham dự vào, Không để cho hành động, Cho truyền thống dắt dẫn, Không để bị chi phối, Trong trú xứ của ý.
  7. Người không ưa thích tưởng, Không có bị trói buộc, Vị được tuệ Giải thoát, Không có sự si mê, Và những ai chấp thủ, Tư tưởng và Tri kiến, Người ấy sống xung đột, Với mọi người ở đời.