- I. Thâu Nhiếp (S.iv,70)
1) …
2) — Có sáu xúc xứ này, này các Tỷ-kheo, không nhiếp phục, không phòng hộ, không bảo vệ, không thâu nhiếp, đem lại đau khổ. Thế nào là sáu?
3-5) Mắt xúc xứ, này các Tỷ-kheo, không nhiếp phục, không phòng hộ, không bảo vệ, không thâu nhiếp, đem lại đau khổ… Tai… Mũi…
6-7) … Lưỡi… Thân…
8) Ý xúc xứ, này các Tỷ-kheo, không nhiếp phục, không phòng hộ, không bảo vệ, không thâu nhiếp, đem lại đau khổ.
9) Sáu xúc xứ này, này các Tỷ-kheo, không nhiếp phục, không phòng hộ, không bảo vệ, không thâu nhiếp, đem lại đau khổ.
10) Có sáu xúc này, này các Tỷ-kheo, khéo nhiếp phục, khéo phòng hộ, khéo bảo vệ, khéo thâu nhiếp, đem lại an lạc. Thế nào là sáu?
11-13) Mắt xúc xứ, này các Tỷ-kheo, khéo nhiếp phục, khéo phòng hộ, khéo bảo vệ, khéo thâu nhiếp, đem lại an lạc… Tai… Mũi…
14-15) … Lưỡi… Thân…
16) Ý xúc xứ, này các Tỷ-kheo, khéo nhiếp phục, khéo phòng hộ, khéo bảo vệ, khéo thâu nhiếp, đem lại an lạc.
17) Sáu xúc xứ này, này các Tỷ-kheo, khéo nhiếp phục, khéo phòng hộ, khéo bảo vệ, khéo thâu nhiếp, đem lại an lạc.
18) Thế Tôn nói như vậy. Nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
1) Hỡi các vị Tỷ-kheo, Chính sáu xúc xứ này, Chỗ nào không thâu nhiếp, Chỗ ấy có đau khổ. Những ai học biết được, Chế ngự, phòng hộ chúng, Với lòng tin làm bạn, Sống thoát ly Dục vọng.
2) Thấy sắc pháp khả ái, Thấy sắc không khả ái, Hãy nhiếp phục đường tham, Ðối các sắc khả ái, Chớ khiến ý nhiễm ô: “Ðối sắc, ta không thích”.
3) Sau khi nghe các tiếng, Khả ái, không khả ái, Chớ để tâm say mê, Với các tiếng khả ái. Hãy nhiếp phục lòng sân, Với tiếng không khả ái, Chớ khiến ý nhiễm ô: “Ðối tiếng, ta không thích”.
4) Sau khi ngửi các hương, Thơm dịu, thật khả ái, Sau khi ngửi các hương, Bất tịnh, thật đáng ghét; Hãy nhiếp phục lòng sân, Ðối các hương đáng ghét, Còn đối hương khả ái, Chớ để dục chi phối.
5) Nếm xong vị ngon ngọt, Và nếm vị không ngon, Chớ có sanh tham luyến, Khi hưởng nếm vị ngon, Chớ nói lời chống đối, Khi nếm vị không ngon.
6) Khi Cảm thọ lạc xúc, Chớ đắm say tham luyến, Khi Cảm thọ khổ xúc, Chớ bị xúc động mạnh. Ðối với cả hai xúc, Lạc, khổ đều niệm xả, Không thích, không chống đối, Bất cứ loại xúc nào.
7) Ðối với các người khác, Mê theo hý luận tưởng, Họ mê theo hý luận, Họ hành theo hư tưởng; Hãy đoạn trừ tất cả, Gia sự do ý tạo, Hãy nhiếp các hành động, Hướng đến hạnh viễn ly.
8) Như vậy đối sáu xứ, Khi ý khéo tu tập, Nếu có cảm xúc gì, Tâm không bị dao động. Tỷ-kheo hãy nhiếp phục, Cả hai tham sân ấy, Hãy đến bờ bên kia, Vượt buộc ràng sanh tử.
Xem chi tiết:
Kinh Tương Ưng – Tập IV – Thiên Sáu Xứ – Chương I – Tương Ưng Sáu Xứ (c)