(I) (1) Ý Nghĩa Gì

  1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi, tại Jeta-vana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Tôn giả [[ANanda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, Đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên, Tôn giả [[ANanda bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, các thiện giới có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?

– Này [[ANanda, các thiện giới có ý nghĩa không có hối tiếc, có lợi ích không có hối tiếc.

– Nhưng bạch Thế Tôn, không có hối tiếc có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?

– Này [[ANanda, không có hối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan.

– Bạch Thế Tôn, nhưng hân hoan có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?

– Này [[ANanda, hân hoan có ý nghĩa hoan hỷ, có lợi ích hoan hỷ.

– Nhưng bạch Thế Tôn, hoan hỷ có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?

– Này [[ANanda, hoan hỷ có ý nghĩa khinh an, có lợi ích khinh an.

– Nhưng bạch Thế Tôn, khinh an có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?

– Này [[ANanda, khinh an có ý nghĩa an lạc, có ích lợi an lạc.

– Nhưng bạch Thế Tôn, an lạc có ý nghĩa gì, có lợi ích gì? Này [[ANanda, an lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định.

– Nhưng bạch Thế Tôn, định có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?

– Này [[ANanda, định có ý nghĩa như thật Tri kiến, có lợi ích như thật Tri kiến.

– Nhưng bạch Thế Tôn, như thật Tri kiến có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?

– Này [[ANanda, như thật Tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, ly tham, có lợi ích nhàm chán, ly tham.

– Nhưng bạch Thế Tôn, nhàm chán, ly tham có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?

– Này [[ANanda, nhàm chán, ly tham có ý nghĩa Giải thoát Tri kiến, có lợi ích Giải thoát Tri kiến.

  1. Như vậy, này [[ANanda, các thiện giới có ý nghĩa không hối tiếc, có lợi ích không hối tiếc, không hối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan. Hân hoan có ý nghĩa hoan hỷ, có lợi ích khinh an. Khinh an có ý nghĩa an lạc, có lợi ích an lạc. An lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định. Ðịnh có ý nghĩa như thật Tri kiến, có lợi ích như thật Tri kiến. Như thật Tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, ly tham, có lợi ích nhàm chán, ly tham. Nhàm chán ly tham có ý nghĩa Giải thoát Tri kiến, có lợi ích Giải thoát Tri kiến. Như vậy, này [[ANanda, các thiện giới thứ lớp dẫn tới tối thượng. Như vậy, này [[ANanda, các thiện giới thứ lớp đưa đến tối thượng.

Xem chi tiết:

Kinh Tăng Chi Bộ – Chương X – Mười Pháp – I. Phẩm Lợi Ích