— Này [[ANanda, Ông nghĩ thế nào? Vì thấy lý do gì, một Thanh văn Ðệ tử tự nghĩ là xứng đáng (hợp lý) để đi theo một Ðạo Sư dầu cho bị hất hủi?

— Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp dựa Thế Tôn làm căn bản, hướng Thế Tôn làm lãnh đạo, nương tựa Thế Tôn làm y cứ. Bạch Thế Tôn, tốt lành thay nếu Thế Tôn thuyết giảng cho ý nghĩa này. Sau khi được nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ hành trì.

— Này [[ANanda, thật không xứng đáng cho một đệ tử bám sát theo vị đạo sư, nếu vì lý do được nghe giải thích khế kinh và phúng tụng. Vì cớ sao? Trong một thời gian lâu dài, các pháp đã được các Ông nghe, thọ trì, đọc lớn tiếng, suy tư với ý, khéo thấu hiểu với chánh trí. Nhưng này [[ANanda, đối với những lời nói nào, khắc khổ, khai tâm đưa đến nhất hướng viễn ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, Thắng trí, Giác ngộ, Niết-bàn như là thiểu dục luận, tri túc luận, độc cư luận, bất chúng hội luận, Tinh cần luận, giới luận, định luận, tuệ luận, Giải thoát luận, Giải thoát Tri kiến luận. Này [[ANanda, do nhân duyên những loại thuyết luận như vậy, thật xứng đáng cho một Thanh văn đệ tử bám sát vị Ðạo Sư dầu cho bị hất hủi.

Sự kiện là như vậy, này [[ANanda, thời có sự phiền lụy (upaddava) cho vị Ðạo Sư; sự kiện là như vậy, thời có sự phiền lụy do đệ tử; sự kiện là như vậy, thời có sự phiền lụy cho các vị tu Phạm hạnh.

Và này [[ANanda, như thế nào là sự phiền lụy cho vị Ðạo Sư? Ở đây, này [[ANanda, có Ðạo Sư lựa một trú xứ (senasanam) xa vắng trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào Dục vọng, khởi lên tham ái, trở lui lại đời sống sung túc. Như vậy, này [[ANanda, được gọi là sự phiền lụy của Ðạo Sư. Vì sự phiền lụy của Ðạo Sư, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến Tái sanh, đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai, các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này [[ANanda, là sự phiền lụy của Ðạo Sư.

Này [[ANanda, thế nào là sự phiền lụy của đệ tử? Này [[ANanda, đệ tử của một Ðạo Sư, bắt chước đời sống viễn ly của Ðạo Sư mình, lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân với quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây cung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào Dục vọng, khởi lên tham ái, trở lui lại đời sống sung túc. Như vậy, này [[ANanda, được gọi là sự phiền lụy của đệ tử. Vì sự phiền lụy của đệ tử, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến Tái sanh, đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai; các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này [[ANanda, là sự phiền lụy của đệ tử.

Và này [[ANanda, như thế nào là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh? Ở đây, này [[ANanda, Như Lai xuất hiện ở đời, là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Ngài lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong khi Ngài sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, Ngài không khởi lên nhiễm tâm, không rơi vào Dục vọng, không khởi lên tham ái, không trở lui lại đời sống sung túc. Nhưng này [[ANanda, vị đệ tử của bậc Ðạo Sư chủ tâm theo hạnh viễn ly của bậc Ðạo Sư, bắt chước (theo hạnh ấy) lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời, trên một đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào Dục vọng, khởi lên tham ái, trở lại đời sống sung túc. Như vậy, này [[ANanda, được gọi là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh. Vì sự phiền lụy của Phạm hạnh, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến Tái sanh đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai, các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này [[ANanda, là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh. Nhưng này [[ANanda, sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh là nhiều quả khổ hơn, nhiều quả não hơn đối với phiền lụy của Ðạo Sư này và phiền lụy của đệ tử này, hơn nữa nó dẫn đến đọa lạc.

Do vậy, này [[ANanda, hãy đối xử với Ta với tâm thân hữu, không với tâm thù nghịch, và như vậy các Ông sẽ được Hạnh phúc an lạc lâu dài. Và như thế nào là các đệ tử đối xử vị Ðạo Sư với tâm thù nghịch, không với tâm thân hữu? Ở đây, này [[ANanda, vị Ðạo Sư ấy với lòng từ mẫn Thuyết pháp cho các đệ tử, mong cầu Hạnh phúc cho họ, vì lòng từ mẫn nói rằng: “Ðây là Hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông”. Nhưng các đệ tử của vị ấy không chịu nghe theo, không chịu lóng tai, chú tâm vào hướng khác (annan), ngược lại, họ đi xa lời giảng dạy của vị Ðạo Sư. Như vậy, này [[ANanda, là các đệ tử đối xử với bậc Ðạo Sư với tâm thù nghịch, không với tâm thân hữu.

Và như thế nào, này [[ANanda, là các đệ tử đối xử với bậc Ðạo Sư với tâm thân hữu, không với tâm thù nghịch? Ở đây, này [[ANanda, vị Ðạo Sư với lòng từ mẫn Thuyết pháp cho các đệ tử, tìm cầu Hạnh phúc cho họ, vì lòng từ mẫn nói rằng: “Ðây là Hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông”. Các đệ tử của vị ấy chịu nghe theo, chịu lóng tai, không chú tâm vào hướng khác, và không ngược lại đi xa lời dạy của bậc Ðạo Sư. Như vậy, này [[ANanda, là các đệ tử đối xử với bậc Ðạo Sư, với tâm thân hữu, không phải với tâm thù nghịch. Do vậy, này [[ANanda, hãy đối xử với Ta với tâm thân hữu, chớ với tâm thù nghịch và như vậy sẽ là Hạnh phúc, là an lạc lâu dài cho các Ông.

Ta không sách tấn các Ông như người thợ gốm đối với các đồ gốm chưa nung, chưa được nung chín. Ta sẽ nói hết lời chỉ trích này đến lời chỉ trích khác, hết lời tán thán này đến lời tán thán khác. Cái gì là lõi cây, cái ấy sẽ đứng vững tồn tại.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả [[ANanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Xem chi tiết:

https://buocdauhocphat.com/kinh-trung-bo-tap-iii-122-kinh-dai-khong-mahasunnata-sutta