Đại Tạng Kinh Việt Nam

**Tương Ưng Bộ Kinh

Samyutta Nikàya**

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Tập V – Thiên Ðại Phẩm

Chương III

Tương Ưng Niệm Xứ (b)

III. Phẩm Giới Trú

  1. I. Giới (Tạp 24,27, Ðại 2,175b) (S.v,171)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Tôn giả [[ANandaTôn giả Bhadda trú ở Pàtaliputta, ở khu vườn Kukkuta.

2) Rồi Tôn giả Bhadda, vào buổi chiều, từ chỗ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả [[ANanda; sau khi đến, nói lên với Tôn giả [[ANanda những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu… nói với Tôn giả [[ANanda:

3) — Này Hiền giả [[ANanda, những thiện giới này được Thế Tôn nói đến, những thiện giới này vì mục đích gì được Thế Tôn nói đến?

— Lành thay, lành thay, này Hiền giả Bhadda! Hiền thiện là trí tuệ (ummagga) của Hiền giả, này Hiền giả Bhadda! Hiền thiện là biện tài (patibhànam) của Hiền giả! Chí thiện là câu hỏi của Hiền giả! Này Hiền giả Bhadda, có phải như vầy là câu hỏi của Hiền giả: “Này Hiền giả [[ANanda, những thiện giới này được Thế Tôn nói đến, những thiện giới này, vì mục đích gì được Thế Tôn nói đến?” chăng?

— Thưa vâng, Hiền giả.

4) — Này Hiền giả Bhadda, những thiện giới này được Thế Tôn nói đến, những thiện giới này, chính do tu tập bốn niệm xứ đưa lại, như Thế Tôn đã nói. Thế nào là bốn?

5) Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời… trú, quán thọ trên các Cảm thọ… trú, quán tâm trên tâm… trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này Hiền giả Bhadda, những thiện giới này được Thế Tôn nói đến, những thiện giới này, chính do tu tập bốn niệm xứ đưa lại, như Thế Tôn đã nói.

  1. II. Trú (Tạp 24,29, Ðại 2,173c) (S.v,172)

1) Nhân duyên ở Sàvatthi.

2) Rồi Tôn giả Bhadda nói với Tôn giả [[ANanda đang ngồi một bên:

3) — Do nhân gì, do duyên gì, này Hiền giả [[ANanda, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không có tồn tại lâu dài? Do nhân gì, do duyên gì, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài?

— Lành thay, lành thay, này Hiền giả Bhadda! Hiền thiện thay, này Hiền giả Bhadda, là trí tuệ của Hiền giả! Hiền thiện là biện tài của Hiền giả! Chí thiện là câu hỏi của Hiền giả! Có phải như vầy, này Hiền giả Bhadda, là câu hỏi của Hiền giả: “Này Hiền giả [[ANanda, do nhân gì, do duyên gì, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không có tồn tại lâu dài? Do nhân gì, do duyên gì, này Hiền giả [[ANanda, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài?” chăng?

— Thưa vâng, Hiền giả.

4) — Do bốn niệm xứ không được tu tập, không được làm cho sung mãn, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không có tồn tại lâu dài. Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài. Thế nào là bốn?

5) Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời… trú, quán thọ trên các thọ… trú, quán tâm trên tâm… trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Do không tu tập, không làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài. Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.

  1. III. Tổn Giảm (Parihànam) (Tạp 24,28, Ðại 2,175b) (S.v,173)

1-2) Trú tại Pàtaliputta, tại khu vườn Kukkuta…

3) — Do nhân gì, do duyên gì, này Hiền giả [[ANanda, khiến cho Diệu pháp bị tổn giảm? Do nhân gì, do duyên gì, này Hiền giả [[ANanda, khiến cho Diệu pháp không bị tổn giảm?

… (giống như kinh trước, chỉ thay đổi câu hỏi và câu trả lời).

  1. IV. Thanh Tịnh (Tạp 24,2, Ðại 2,171a) (S.v,173)

1) Nhân duyên ở Sàvatthi.

2) — Này các Tỷ-kheo, có bốn niệm xứ này. Thế nào là bốn?

3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời… trú, quán thọ trên các Cảm thọ… trú, quán tâm trên tâm… trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, có bốn niệm xứ này.

  1. V. Bà La Môn (S.v,174)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Thắng Lâm, khu vườn ông Cấp Cô Ðộc.

2) Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, vị Bà-la-môn ấy thưa với Thế Tôn:

3) — Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài? Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài?

4-6) (như kinh trên, với những thay đổi cần thiết).

7) Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:

— Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama!… từ nay cho đến Mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

  1. VI. Một Phần (Tạp 24,26, Ðại 2,175a) (S.v,174)

1) Một thời Tôn giả Sàriputta, Tôn giả Mahà Moggalàna và Tôn giả Anuruddha trú ở Sàketa, tại rừng Kantakii.

2) Rồi Tôn giả SàriputtaTôn giả Mahà Moggalàna, vào buổi chiều, từ chỗ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả Anuruddha; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Anuruddha những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Tôn giả Sàriputta thưa với Tôn giả Anuruddha:

3) — “Hữu học, hữu học”, thưa Hiền giả Anuruddha, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Hiền giả Anuruddha, là hữu học?

— Do tu tập một phần bốn niệm xứ, thưa Hiền giả, là bậc hữu học. Thế nào là bốn?

4) Ở đây, thưa Hiền giả, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời… trú, quán thọ trên các thọ… trú, quán tâm trên tâm… trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Do tu tập một phần bốn niệm xứ này, thưa Hiền giả, là bậc hữu học.

  1. VII. Hoàn Toàn (Samattam) (S.v,175)

1-2)… (như kinh trên, số 1 và 2)…

3) — “Vô học, vô học”, thưa Hiền giả Anuruddha, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Hiền giả Anuruddha, là bậc vô học?

— Do tu tập hoàn toàn bốn niệm xứ, thưa Hiền giả, là bậc vô học. Thế nào là bốn?

4). .. (như kinh trên, số 4; chỉ đoạn sau có khác: Do tu tập một cách hoàn toàn bốn niệm xứ này, thưa Hiền giả, là bậc vô học)

  1. VIII. Thế Giới (S.v,175)

1-2) … (như kinh trên, số 1 và 2)

3) — Do tu tập, làm cho sung mãn những pháp nào, thưa Hiền giả Anuruddha, đại Thắng trí được đạt tới?

— Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ, đại Thắng trí được đạt tới. Thế nào là bốn?

4). .. (như kinh trên, số 4; chỉ khác đoạn cuối: Chính do tu tập, làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, thưa Hiền giả, tôi đạt được đại Thắng trí).

5) Và thưa Hiền giả, do tu tập, làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi thắng tri được ngàn thế giới.

  1. IX. Sirivaddha (Tạp 37,13, Ðại 2,270b) (S.v,176)

1) Một thời Tôn giả [[ANanda trú ở Vương Xá, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

2) Lúc bấy giờ, Cư sĩ Sirivaddha bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh.

3) Rồi gia chủ Sirivaddha bảo một người:

— Hãy đến, này Bạn. Hãy đi đến Tôn giả [[ANanda; sau khi đến nhân danh ta, cúi đầu Đảnh lễ chân Tôn giả [[ANanda và thưa: “Thưa Tôn giả, gia chủ Sirivaddha bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh. Gia chủ cúi đầu Đảnh lễ chân Tôn giả [[ANanda, và thưa như vầy: ‘Lành thay, thưa Tôn giả, nếu Tôn giả [[ANanda đi đến trú xứ của gia chủ Sirivaddha vì lòng từ mẫn””.

— Thưa vâng, Gia chủ.

Người ấy vâng đáp gia chủ Sirivaddha, đi đến Tôn giả [[ANanda.

4) Sau khi đến, vị ấy Đảnh lễ Tôn giả [[ANanda và ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, vị ấy thưa với Tôn giả [[ANanda:

— Thưa Tôn giả [[ANanda, gia chủ Sirivaddha bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh. Gia chủ cúi đầu Đảnh lễ chân Tôn giả [[ANanda và thưa: “Lành thay, thưa Tôn giả, nếu Tôn giả [[ANanda đi đến trú xứ của gia chủ Sirivaddha vì lòng từ mẫn”.

Tôn giả [[ANanda im lặng nhận lời.

5) Rồi Tôn giả [[ANanda đắp y, cầmy bát đi đến trú xứ của gia chủ Sirivaddha; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Ngồi một bên, Tôn giả [[ANanda nói với gia chủ Sirivaddha:

6) — Này Gia chủ, Gia chủ có thể kham nhẫn được chăng? Gia chủ có thể chịu đựng được chăng? Có phải các khổ thọ giảm thiểu, không có tăng trưởng? Có phải có dấu hiệu giảm thiểu, không có tăng trưởng?

— Thưa Tôn giả, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Các khổ thọ kịch liệt tăng trưởng nơi con, không có giảm thiểu; có dấu hiệu tăng trưởng, không có giảm thiểu.

7) — Vậy, này Gia chủ, hãy tự học tập như sau: “Tôi sẽ trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Tôi sẽ trú, quán thọ trên các Cảm thọ… Tôi sẽ trú, quán tâm trên tâm… Tôi sẽ trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời”. Như vậy, này Gia chủ, Ông cần phải học tập.

8) — Thưa Tôn giả, bốn niệm xứ này được Thế Tôn thuyết giảng, những pháp ấy có ở trong con, và con hiện thực hành những pháp ấy. Thưa Tôn giả, con trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Con trú, quán thọ trên các Cảm thọ… Con trú, quán tâm trên tâm… Con trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

9) Thưa Tôn giả, năm hạ phần kiết sử được Thế Tôn thuyết giảng này, con không thấy có một pháp nào mà không được đoạn tận ở nơi con.

10) — Lợi đắc thay cho Ông, này Gia chủ! Thật khéo lợi đắc thay cho Ông, này Gia chủ! Này Gia chủ, Gia chủ đã tuyên bố về quả Bất lai.

  1. X. Mànadinna (Tạp 37,16, Ðại 2,270c) (S.v,178)

1) Nhân duyên giống như trên.

2) Lúc bấy giờ, gia chủ Mànadinna bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh.

3-6) Rồi gia chủ Mànadinna gọi một người và bảo…

7) — Dầu cho con phải cảm giác những khổ thọ như vậy, con vẫn trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời… trú, quán thọ trên các Cảm thọ… trú, quán tâm trên tâm… trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

8) Thưa Tôn giả, năm hạ phần kiết sử được Thế Tôn thuyết giảng này, con không thấy có một pháp nào chưa được đoạn tận nơi con.

9) — Thật lợi đắc thay, này Gia chủ! Thật khéo lợi đắc thay, này Gia chủ! Này Gia chủ, Gia chủ đã tuyên bố về quả Bất lai.

IV. Phẩm Chưa Từng Ðược Nghe

  1. I. Chưa Từng Ðược Nghe (S.v,178)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi

3) — “Quán thân trên thân này”, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, minh sanh, quang sanh. Quán thân trên thân cần phải tu tập này… Quán thân trên thân đã được tu tập này, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, minh sanh, quang sanh.

4) “Quán thọ trên các Cảm thọ này”…

5) “Quán tâm trên tâm này”…

6) “Quán pháp trên các pháp này”, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, minh sanh, quang sanh. Quán pháp trên pháp cần phải tu tập này… Quán pháp trên pháp đã được tu tập này, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, minh sanh, quang sanh.

  1. II. Ly Tham (Tạp 24,34, Ðại 2,276a) (S.v,179)

1-2) Tại Sàvatthi

3) — Bốn niệm xứ này, này các Tỷ-kheo, nếu được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, Thắng trí, Giác ngộ, Niết-bàn. Thế nào là bốn?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời… trú, quán thọ trên các Cảm thọ… trú, quán tâm trên tâm… trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Bốn niệm xứ này, này các Tỷ-kheo, nếu tu tập, nếu làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, Thắng trí, Giác ngộ, Niết-bàn.

  1. III. Thối Thất (Viraddha) (S.v,179)

1-2)…

3) — Với những ai, này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ bị thối thất, đối với những người ấy, cũng bị thối thất là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau.

4) Với những ai, này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ này được thực hành, đối với những người ấy, cũng được thực hành là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau. Thế nào là bốn?

5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời… trú, quán thọ trên các Cảm thọ… trú, quán tâm trên tâm… trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Ðối với những ai, này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ này bị thối thất, thời cũng thối thất là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn diệt đau khổ. Ðối với những ai, này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ này được thực hành, thời cũng được thực hành là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau.

  1. IV. Tu Tập (S.v,180)

1-2) Tại Sàvatthi

3) — Bốn niệm xứ này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này qua đến bờ bên kia. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân… trú, quán thọ trên các thọ… trú, quán tâm trên tâm… trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Bốn niệm xứ này, này các Tỷ-kheo, nếu được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này qua đến bờ bên kia.

35.V. Niệm (S.v,180)

1-2) Tại Sàvatthi

3) — Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hãy trú Chánh niệm, tỉnh giác. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo Chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời… Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo Chánh niệm.

5) Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo tỉnh giác? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết rõ ràng các Cảm thọ khởi lên, biết rõ ràng các Cảm thọ an trú, biết rõ ràng các Cảm thọ đi đến tiêu mất; biết rõ ràng các tưởng khởi lên, biết rõ ràng các tưởng an trú, biết rõ ràng các tưởng đi đến tiêu mất. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh giác.

6) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hãy trú Chánh niệm, tỉnh giác. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

  1. VI. Chánh Trí (S.v,181)

1-2) Tại Sàvatthi

3) — Này các Tỷ-kheo, có bốn niệm xứ này. Thế nào là bốn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân… trú, quán thọ trên các Cảm thọ… trú, quán tâm trên tâm… trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn niệm xứ.

4) Do tu tập, làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi là một trong hai quả: Ngay trong hiện tại, chứng được Chánh trí, hay nếu có dư y, chứng được Bất hoàn.

  1. VII. Ước Muốn (Chandam) (S.v,182)

1-2) Tại Sàvatthi

3)– Này các Tỷ-kheo, có bốn niệm xứ này. Thế nào là bốn?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Do vị ấy trú, quán thân trên thân, ước muốn đối với thân được đoạn diệt. Do ước muốn được đoạn diệt nên chứng ngộ được bất tử.

5) Vị ấy trú, quán thọ trên các Cảm thọ… Do vị ấy trú, quán thọ trên các Cảm thọ, ước muốn đối với thọ được đoạn diệt. Do ước muốn được đoạn diệt nên chứng ngộ được bất tử.

6) Vị ấy trú, quán tâm trên tâm… Do vị ấy trú, quán tâm trên tâm, ước muốn đối với tâm được đoạn diệt. Do ước muốn được đoạn diệt nên chứng ngộ được bất tử.

7) Vị ấy trú, quán pháp trên các pháp… Do vị ấy trú, quán pháp trên các pháp, ước muốn đối với các pháp được đoạn diệt. Do ước muốn được đoạn diệt nên chứng ngộ được bất tử.

  1. VIII. Liễu Tri (S.v,182)

1)…

2) — Này các Tỷ-kheo, có bốn niệm xứ này. Thế nào là bốn?

3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Do vị ấy trú, quán thân trên thân, thân được liễu tri. Do liễu tri thân nên chứng ngộ được bất tử… (Cũng vậy, đối với thọ, đối với tâm, đối với pháp).

  1. IX. Tu Tập (Tạp 24,2, Ðại 2,171a) (S.v,182)

1)…

2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về tu tập bốn niệm xứ. Hãy lắng nghe. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tu tập bốn niệm xứ?

3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Ðối với các thọ… Ðối với tâm… Tỷ-kheo trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

4) Này các Tỷ-kheo, đây là sự tu tập bốn niệm xứ này.

  1. X. Phân Biệt (S.v,183)

1)…

2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về niệm xứ, tu tập bốn niệm xứ và đạo lộ đưa đến tu tập bốn niệm xứ. Hãy lắng nghe.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là niệm xứ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời… trú, quán thọ trên các Cảm thọ… trú, quán tâm trên tâm… trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là niệm xứ.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tu tập bốn niệm xứ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán tánh tập khởi trên thân; trú, quán tánh đoạn diệt trên thân; trú, quán tánh tập khởi và tánh đoạn diệt trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vị ấy trú, quán tánh tập khởi trên các Cảm thọ; trú, quán tánh đoạn diệt trên các Cảm thọ; trú, quán tánh tập khởi và tánh đoạn diệt trên các Cảm thọ… trú, quán tánh tập khởi trên tâm… trú, quán tánh tập khởi trên các pháp; trú, quán tánh đoạn diệt trên các pháp; trú, quán tánh tập khởi và tánh đoạn diệt trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự tu tập bốn niệm xứ.

5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo lộ đưa đến sự tu tập bốn niệm xứ? Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh Tri kiến… chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo lộ đưa đến tu tập bốn niệm xứ.

V. Phẩm Bất Tử

  1. I. Bất Tử (Tạp 24,4 Ðại 2,171a) (S.v,184)

1) Tại Sàvatthi

2) — Này các Tỷ-kheo, hãy trú với tâm khéo an trú trên bốn niệm xứ. Nhưng các Ông chớ có bỏ mất bất tử. Thế nào là bốn?

3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời… trú, quán thọ trên các Cảm thọ… trú, quán tâm trên tâm… trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

4) Này các Tỷ-kheo, hãy trú, với tâm khéo an trú trên bốn niệm xứ. Nhưng các Ông chớ có bỏ mất bất tử.

  1. II. Tập Khởi (Tạp 24,5, Ðại 2,171a) (S.v,184)

1). ..

2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt bốn niệm xứ. Hãy lắng nghe.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự tập khởi của thân? Sự tập khởi của món ăn là sự tập khởi của thân. Sự đoạn diệt các món ăn là sự đoạn diệt của thân.

4) Sự tập khởi của xúc là sự tập khởi của thọ. Sự đoạn diệt của xúc là sự chấm dứt của thọ.

5) Sự tập khởi của danh sắc là sự tập khởi của tâm. Sự đoạn diệt của danh sắc là sự chấm dứt của tâm.

6) Sự tập khởi của tác ý là sự tập khởi của các pháp. Sự đoạn diệt của tác ý là sự chấm dứt của các pháp.

  1. III. Con Ðường (S.V,185)

1) Tại Sàvatthi

2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

— Một thời, này các Tỷ-kheo, Ta trú ở Uruvelà, trên bờ sông Neranjarà, dưới cây bàng Ajapàla, khi vừa mới được Giác ngộ.

3) Này các Tỷ-kheo, trong khi độc cư Thiền tịnh, tâm niệm, tư tưởng như sau khởi lên nơi Ta: “Ðây là con đường độc nhất khiến chúng sanh được thanh tịnh, giúp vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn. Tức là bốn niệm xứ. Thế nào là bốn? Tỷ-kheo hãy trú, quán thân trên thân… Hãy trú, quán thọ trên các thọ… Hãy trú, quán tâm trên tâm… Hãy trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Ðây là con đường độc nhất khiến chúng sanh được thanh tịnh, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn, tức là bốn niệm xứ.

4) Này các Tỷ-kheo, rồi Phạm thiên Sahampati với tâm của mình biết được tâm niệm suy tư của Ta, ví như một người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng vậy, vị ấy biến mất ở Phạm thiên và hiện ra trước mặt Ta.

5) Rồi, này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati đắp thượng y vào một bên vai, chấp tay hướng đến Ta và thưa với Ta: “Như vậy là phải, bạch Thế Tôn. Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ. Ðây là con đường độc nhất khiến chúng sanh được thanh tịnh, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn. Tức là bốn niệm xứ. Thế nào là bốn? Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân… trú, quán thọ trên các thọ… trú, quán tâm trên tâm… trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Bạch Thế Tôn, đây là con đường độc nhất khiến chúng sanh được thanh tịnh, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn. Tức là bốn niệm xứ”.

6) Này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati thuyết như vậy, nói vậy xong, lại nói thêm như sau:

Thấy con đường độc nhất, Ðưa đến đoạn tận sanh, Bậc đại từ lân mẫn, Rõ biết chính con đường. Chính với con đường này, Trước đã vượt được qua, Tương lai sẽ vượt qua, Và hiện vượt bộc lưu.

  1. IV. Niệm (S.v,186)

1) Tại Sàvatthi

2) — Này các Tỷ-kheo, hãy trú Chánh niệm. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo Chánh niệm?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân… trú, quán thọ trên các Cảm thọ… trú, quán tâm trên tâm… trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo Chánh niệm.

4) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hãy trú Chánh niệm. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

  1. V. Ðống Thiện (Tạp 24. 8, Ðại 2,171b) (S.v,186)

1)…

2) — Nói đến “Ðống thiện”, này các Tỷ-kheo, nói một cách chơn chánh phải nói là bốn niệm xứ.

Toàn bộ đống thiện này, này các Tỷ-kheo, tức là bốn niệm xứ. Thế nào là bốn?

3) Ở đây, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân… trú, quán thọ trên các Cảm thọ… trú, quán tâm trên tâm… trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

4) Nói đến “Ðống thiện”, này các Tỷ-kheo, nói một cách chơn chánh phải nói là bốn niệm xứ này. Toàn bộ đống thiện này, này các Tỷ-kheo, chính là bốn niệm xứ.

  1. VI. Pàtimokkha (S.v,187)

1)…

2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến… Ngồi một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

3) — Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy Thuyết pháp vắn tắt cho con. Sau khi nghe pháp từ Thế Tôn, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, Tinh cần.

— Vậy này Tỷ-kheo, hãy làm cho thanh tịnh căn bản trong các thiện pháp. Thế nào là căn bản trong các thiện pháp?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, hãy sống hộ trì với sự hộ trì của Giới bổn (Pàtimokkha), đầy đủ uy nghi chánh hạnh (àcàragocarasampanno), thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và thực hành các học giới. Này Tỷ-kheo, sau khi sống, hộ trì với sự hộ trì của Giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và thực hành các học giới rồi, này Tỷ-kheo, y cứ trên giới, an trú trên giới, hãy tu tập bốn niệm xứ. Thế nào là bốn?

5) Ở đây, này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hãy trú, quán thân trên thân… Hãy trú, quán thọ trên các Cảm thọ… Hãy trú, quán tâm trên tâm… Hãy trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

6) Khi nào, này Tỷ-kheo, Ông y cứ trên giới, an trú trên giới, tu tập bốn niệm xứ; khi ấy, này Tỷ-kheo, hoặc là đêm hay ngày, hãy chờ đợi ở nơi Ông sự tăng trưởng trong các thiện pháp, không phải sự tổn giảm.

7) Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn thuyết…

8) Rồi Tỷ-kheo ấy sống một mình…

9) Rồi Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán nữa.

  1. VII. Ác Hành (Tạp 24,11, Ðại 2,172a) (S.v,188)

1)…

2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn…

3) — Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn Thuyết pháp vắn tắt cho con. Sau khi nghe Thế Tôn Thuyết pháp, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, Tinh cần.

— Vậy, này Tỷ-kheo, Ông hãy làm cho thanh tịnh những căn bản trong các thiện pháp. Và thế nào là căn bản trong các thiện pháp?

4) Ở đây, này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sau khi đoạn tận thân ác hành, hãy tu tập thân thiện hành. Sau khi đoạn tận khẩu ác hành, hãy tu tập khẩu thiện hành. Sau khi đoạn tận ý ác hành, hãy tu tập ý thiện hành. Rồi này Tỷ-kheo, y cứ vào giới, an trú vào giới, Ông hãy tu tập bốn niệm xứ. Thế nào là bốn?

5) Ở đây, này Tỷ-kheo, Ông hãy trú, quán thân trên thân… Ông hãy trú, quán thọ trên các Cảm thọ… Ông hãy trú, quán tâm trên tâm… Ông hãy trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

6) Này Tỷ-kheo, sau khi y cứ trên giới, an trú trên giới, Ông tu tập bốn niệm xứ này như vậy; thời này Tỷ-kheo, hoặc là đêm hay ngày, hãy chờ đợi ở nơi Ông sự tăng trưởng trong các thiện pháp, không phải sự tổn giảm.

7-8). .. (như trên)…

9) Rồi Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán nữa.

  1. VIII. Thân Hữu (S.v,189)

1) Tại Sàvatthi

2) — Này các Tỷ-kheo, những ai mà các Ông có lòng lân mẫn, những ai mà các Ông nghĩ rằng cần phải nghe theo, các bạn bè, hay thân hữu hay bà con, hay huyết thống; này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải khích lệ các người ấy, hướng dẫn, an trú các người ấy trong sự tu tập bốn niệm xứ. Thế nào là bốn?

3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân… quán thọ trên các Cảm thọ… quán tâm trên tâm… quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

4) Này các Tỷ-kheo, những ai mà các Ông có lòng lân mẫn, những ai mà các Ông nghĩ rằng cần phải nghe theo, các bạn bè, hay thân hữu, hay bà con, huyết thống; này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải khích lệ các người ấy, hướng dẫn, an trú các người ấy trong sự tu tập bốn niệm xứ.

  1. IX. Các Cảm thọ (S.v,189)

1) Tại Sàvatthi

2) — Này các Tỷ-kheo, có ba thọ này. Thế nào là ba? Lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ. Này các Tỷ-kheo, đây là ba thọ.

3) Vì muốn liễu tri ba thọ này, này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ cần phải tu tập. Thế nào là bốn?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân… trú, quán thọ trên các Cảm thọ… trú, quán tâm trên tâm… trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

5) Chính để liễu tri ba Cảm thọ này, này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ này cần phải tu tập.

  1. X. Các Lậu Hoặc (S.v,189)

1)…

2) — Có ba lậu hoặc, này các Tỷ-kheo. Thế nào là ba? Dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Này các Tỷ-kheo, đây ba là lậu hoặc.

3) Chính để đoạn tận ba lậu hoặc này, này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ này cần phải tu tập. Thế nào là bốn?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân… quán thọ trên các Cảm thọ… quán tâm trên tâm… quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

5) Chính để đoạn tận ba lậu hoặc này, này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ này cần phải được tu tập.

VI. Phẩm Sông Hằng Rộng Thuyết

(Ðoạn này và bốn mục kế tiếp, cho đến cuối Tương Ưng này, đều được tóm tắt trong nguyên bản, chỉ có tên kinh mà thôi, trừ 51-62, I-XII)

51-62. I-XII. (S.v,190)

1)…

2) — Ví như sông Hằng, này các Tỷ-kheo, thiên về phương Ðông, hướng về phương Ðông… Cũng vậy, Tỷ-kheo tu tập bốn niệm xứ… xuôi về Niết-bàn.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo… Niết-bàn?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân… trú, quán thọ trên các Cảm thọ… trú, quán tâm trên tâm… trú, quán pháp trên các pháp… Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo… xuôi về Niết-bàn.

(Tóm tắt các đề kinh)

(Sáu hướng về Ðông và sáu hướng về biển. Hai lần sáu thành mười hai, và mục này được gọi là như vậy. Các kinh được thuyết rộng về bốn niệm xứ, như các kinh trước).

VII. Phẩm Không Phóng Dật

63-72. I-X. (S.v,191)

Gồm các kinh:

Như Lai, Dấu Chân, Nóc Nhọn, Rễ Cây. Lõi Cây, Hoa Mưa Sanh, Vua, Mặt Trăng, Mặt Trời, Vải, tất cả là mười kinh.

(Các kinh này được thuyết rộng theo bốn niệm xứ).

VIII. Phẩm Việc Làm Cần Sức Mạnh

73-82. I-X. (S.v,191)

Gồm các kinh:

Quả, Chủng Tử, Rồng, Cây, Ghè, Râu Mì, Hư Không, Khách, Sông.

IX. Phẩm Tầm Cầu

83-93. I-XI. (S.v,192)

Gồm các kinh:

Tầm Cầu, Kiêu Mạn, Lậu Hoặc, Khổ Tánh, Ba Chướng Ngại (khila), Cấu Uế, Khổ và Thọ, Ái và Khát, thành phẩm Tầm Cầu.

X. Phẩm Bộc Lưu

93-102. (I-IX) (S.v,191)

  1. X. Thượng Phần Kiết Sử (S.v,191)

1)…

2) — Này các Tỷ-kheo, có năm thượng phần kiết sử này. Thế nào là năm? Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh. Này các Tỷ-kheo, những pháp này là năm thượng phần kiết sử.

3) Này các Tỷ-kheo, với mục đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, bốn niệm xứ cần phải tu tập. Thế nào là bốn?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời… trú, quán thọ trên các Cảm thọ… trú, quán tâm trên tâm… trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, Chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

5) Này các Tỷ-kheo, với mục đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, bốn niệm xứ này phải tu tập.

(Các đề kinh: Bộc Lưu, Ách, Chấp Thủ, Hệ Phược, Tùy Miên, Dục Công Ðức, Triền Cái, Uẩn, Thượng, Hạ Phần Kiết Sử).