Này Kevaddha, thế nào là giáo hóa thần thông? Ở đời có Tỷ-kheo giáo hóa như sau: “Hãy suy tư như thế này, chớ có suy tư như thế kia; hãy tác ý như thế này, chớ có tác ý như thế kia; hãy trừ bỏ điều này, hãy chứng đạt và an trú điều kia”.

Này Kevaddha, như vậy gọi là giáo hóa thần thông.

  1. Này Kevaddha, nay ở đời đức Như Lai xuất hiện là bậc A-la-hán Chánh Biến Tri… (đoạn kinh 9-43 tương tự như kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 40 – 74).
  2. Khi quán tự thân đã xả ly năm triền cái ấy hân hoan sanh; do hân hoan nên hỷ sanh; do tâm hoan hỷ, thân được khinh an; do thân khinh an, lạc thọ sanh; do lạc thọ, tâm được định tĩnh. Vị Tỷ-kheo, ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh với tầm với tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không có hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.
  3. Này Kevaddha, như một người hầu tắm lão luyện hay đệ tử người hầu tắm. Sau khi rắc bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy với nước, cục bột tắm ấy được thấm nhuần nước ướt, nhào trộn với nước ướt, thấm ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt. Cũng vậy, này Kevaddha, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân hình với hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần. Này Kevaddha, như vậy gọi là giáo hóa thần thông.
  4. …. chứng và trú thiền thứ tư… (như kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 77 – 81, trừ câu kết sau chót mỗi chương). Này Kevaddha như vậy gọi là giáo hóa thần thông.
  5. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ xử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến chánh trí, chánh kiến… (như kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 83)… Này Kevaddha, như vậy gọi là giáo hóa thần thông.
  6. …. sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa… (xem kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 84 – 98), trừ câu kết sau chót của mỗi chương). Này Kevaddha, như vậy là giáo hóa thần thông.
  7. Này Kevaddha, ba pháp thần thông này, Ta đã tự mình Giác ngộ và tuyên thuyết.

Xem chi tiết:

  1. Kinh Trường Bộ – Tập I – 11. Kinh Kevaddha (Kiên Cố) (Kevaddha sutta)