Tam Tạng Kinh điển Là Gì?** Những lời của Đức Phật nói ra, ban đầu được gọi là Giáo Pháp (Dhamma), bao gồm ba phương diện, đó là: Giáo Lý (Pariyatti), Thực Hành (Patipatti) và Chứng Ngộ (Pativedha).Phần Giáo Lý còn được gọi là “Pháp Học”.Phần pháp Thực Hành còn gọi là “Pháp Hành”, vàPhần pháp Chứng Ngộ còn được gọi là “Pháp Giác ngộ” hay “Pháp Thành”.Toàn bộ Giáo Pháp được lưu giữ lại trong Kinh điển được gọi là Tam Tạng Kinh (Tipitaka). Những dịch giả dịch Tam Tạng Kinh qua Anh ngữ đã ước lượng Tam Tạng Kinh lớn hơn khoảng 11 lần so với toàn bộ Kinh Thánh của Thiên Chúa Giáo. Tam Tạng Kinh chứa đựng Những Lời Dạy của Đức Phật do chính Đức Phật nói ra hơn 45 năm, từ sau khi Người Giác ngộ thành đạo cho đến khi Bát-Niết-bàn.Tipitaka trong tiếng Pali có nghĩa là “Ba Cái Rỗ” (Ti = ba, Pitaka = cái rỗ). Nó không chỉ mang ý nghĩa là vật chứa đựng mà mang ý nghĩa ‘truyền thừa’ hay chuyền tay cho nhau, giống những người thợ chuyền những rỗ đất hay cát từ người này đến người kia theo một hàng dài cho đến cuối cùng để sử dụng, cũng giống như Những Cái Rỗ chứa Giáo pháp được chuyền tay, truyền thụ qua nhiều thế kỷ từ người Thầy cho đến những học trò. (Ở Việt Nam, chúng ta dùng theo cách gọi của người Trung Hoa, gọi là Tam Tạng Kinh, tức là ba cái ‘kho’ chứa Kinh điển).“Ba Rỗ Kinh” hay ba Tạng Kinh đó là: Luật Tạng (Vinaya Pitaka), bao gồm những luật lệ và quy định của Tăng Đoàn Tu Sĩ (Tăng và Ni); Kinh Tạng (Sutta Pitaka), chứa đựng những bài thuyết giảng giáo pháp của Đức Phật truyền dạy cho những cá nhân một người hay cho những nhóm người thuộc đủ mọi tầng lớp trong suốt thời gian tại thế sau khi đắc đạo của Người; và Vi Diệu Pháp Tạng (Abhidhamma Pitaka), giảng dạy bốn vấn đề tột cùng, rốt ráo: Tâm (Citta), Những Yếu Tố thuộc Tâm hay Danh (Cetasikas), Sắc (Rupa, tức Vật Chất) và Niết-bàn (Nibbana).Những nội dung của Tam Tạng Kinh bằng tiếng Pali Tipitaka được ghi rõ trong phần “Phụ Lục” ở cuối Chương này.Theo Hòa Thượng Sayadaw U Thittila[1] ở Miến Điện, những văn bản Kinh điển bằng tiếng Pali ở các nước theo Phật Giáo Nguyên Thủy, như Miến Điện, Lào, Cam-bu-chia, Sri Lanka, Thái Lan, về thực chất nội dung, ngữ nghĩa và ngay cả những cụm từ đã được dùng đều hoàn toàn là giống nhau. Tam Tạng Kinh bằng tiếng Pali Tipitakachứa đựng tất cả mọi điều cần thiết để dẫn đến Con Đường dẫn đến mục đích cứu cánh tột cùng là Niết-bàn, sự chấm dứt khổ.(a) Mỗi Truyền Thống Có Một Phiên Bản Riêng Của Tam Tạng Kinh điển TipitakaCó tất cả ba phiên bản Tam Tạng Kinh điển Tipitaka được chấp nhận bởi ba trường phái Phật Giáo vẫn còn hiện hành cho đến ngày hôm nay, đó là:(1) Tam Tạng Kinh bằng tiếng Pali (Pali Tipitaka) của Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravada, hay còn gọi là truyền thống Trưởng lão Bộ).(2) Đại Tam Tạng Kinh của trường phái Phật Giáo Đại Thừa (Mahayana Tripitaka) bằng tiếng Trung Hoa, vốn là những bản dịch từ Kinh điển bằng tiếng Phạn (Sanskrit).(3) Tam Tạng Kinh Tây Tạng (Tibetan Tripitaka) bằng ngôn ngữ Tây Tạng, còn được gọi là Kagyur (bao gồm những bản dịch từ Kinh điển bằng tiếng Phạn và Bốn Đại Kinh Mật Thừa Tây Tạng (Tantras) và Tangyur (bao gồm những tác phẩm của những học giả, luận sư người Ấn Độ và Tây Tạng).Trường phái Trưởng lão Bộ hay Phật Giáo Nguyên Thủy là trường phái Phật giáo chính thống, có cội rễ từ thời của Đức Phật, cũng không chấp nhận những Kinh điển trong các phiên bản của Đại Thừa và Tây Tạng, vì họ cho rằng đó là những sáng tác sau này, chứ không phản ảnh hay thể hiện được đó là những “Lời Dạy của chính Đức Phật”.Theo học giả Warder[2], mặc dù Phật giáo Đại Thừa khẳng định rằng mình được sáng lập ra bởi chính Đức Phật, nhưng bằng chứng được công nhận là những giáo lý của Đại Thừa có nguồn gốc từ miền Nam Ấn Độ, gần Andhra Pradesh vào thế kỷ thứ 1 sau Công Nguyên (CN). Nhiều vị thầy hàng đầu của trường phái này cũng được sinh ra ở miền Nam Ấn Độ, tu học ở đó và sau này lên miền Bắc để giảng dạy, một trong số đó là Ngài Nagarjuna (Long Thọ). Ý tưởng cho rằng những tạng Kinh được cất giữ ở miền Nam Ấn Độ là cách thuận tiện để cho những người Đại Thừa giải thích cho những Phật tử ở miền Bắc lý do tại sao những Tỳ kheo ở miền Bắc chưa hề nghe được những Kinh đó từ chính Đức Phật. Và vì vậy, những người Đại thừa ở miền Nam không chấp nhận rằng đó là những sáng tác sau thời Đức Phật tại thế.Một cách giải thích khác được ghi chép lại bởi nhà sử học Tây Tạng Taranatha cho rằng mặc dù Đức Phật đã giảng dạy các kinh Phật Giáo Đại Thừa, nhưng những kinh đó đã không được cho lưu hành trong thế giới Loài Người nhiều thế kỷ, bởi vì lúc ấy không có được những người thầy (đạo sư) tài giỏi và cũng không có những học trò (đệ tử) đủ thông minh để triển khai. Những kinh Đại Thừa được giáo truyền một cách bí mật cho nhiều bậc siêu nhiên và được gìn giữ bởi những bậc Trời Thần và những nagas (loài rồng, hay Long Vương). Những giáo lý bí mật này đã được mang ra khỏi nơi cất giấu bởi những đại sư Đại Thừa xuất hiện khoảng thế kỷ 2 sau CN, là những bậc thầy có khả năng diễn dịch những Kinh điển thiêng liêng đó. Điều này cũng quá đủ để thừa nhận rằng những Kinh điển của Phật Giáo Đại Thừa đã không bao giờ tồn tại cho đến thế kỷ thứ 2 sau CN.Theo quan điểm của học giả Warder, những lý luận kỳ lạ như vậy không thể nào được chấp nhận là một sự thật lịch sử được. Bởi vì tất cả mọi giáo lý của Phật Giáo khởi thủy từ thời Đức Phật chưa bao giờ mang ý nghĩa bí mật, bí truyền gì cả. Khả năng về một số lượng giáo lý đồ sộ được giáo truyền bí mật giống như là một sự bịa đặt hay bôi bác về năng lực của Đức Phật, như thể Đức Phật đã không thể thực hiện được những điều (truyền bá) mà những người khác có thể thực hiện được 600 năm sau đó!. Khó mà tin được rằng chính Đức Phật đã nói các kinh Đại Thừa, nhưng rồi Đức Phật đã không thành công trong việc truyền dạy cho con người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà phải dùng phương cách mật truyền, theo như lý luận của các nhà Đại Thừa. Hơn nữa, trong Kinh Đại Bát-Niết-bàn (Mahaparinibbana Sutta), chính Đức Phật đã tuyên bố rằng:“Chẳng có gì hay giáo pháp bí truyền nào còn được giấu trong nắm tay của người thầy cả”.Kiểu tuyên bố của các nhà Đại Thừa cho rằng không có những người thầy có đủ năng lực cũng như không có những đệ tử đủ thông minh vào thời Đức Phật (để triển khai Phật Giáo Đại Thừa) chỉ nhằm mục đích tự đề cao và tự đưa mình lên thế thượng phong và hạ thấp vị trí và những thành đạt của những Đại Đệ Tử và những bậc A-la-hán lỗi lạc trong thời Đức Phật và sau đó.Thực tế, một trong những kinh Đại Thừa sớm nhất, Ratnakuta Sutra (Kinh Đại Bảo Tích) đã bác bỏ, lăng mạ những hàng đệ tử Phật Giáo Nguyên Thủy như hàng Thanh Văn (Savakas), A-la-hán (Arahants) không phải là những ‘người con’ của Đức Phật, hay không phải là những Phật tử! Sự thật là trong các kinh Đại Thừa đều có sự bác bỏ, khinh khi về sự ‘tiểu nhược’ (hina) của những đệ tử Đức Phật một cách gây nhiều khó chịu hơn. Điều đó cho thấy Đại Thừa đã thể hiện quan điểm cực kỳ mâu thuẫn, trái ngược lại với những bản chất bao dung và thông cảm hiểu biết của hầu hết Kinh điển Phật giáo Nguyên thuỷ vốn là tinh thần đích thực của Giáo Pháp mà Đức Phật đã giảng dạy.(b) Độ Tin Cậy Của “Ba Rỗ Kinh” (Tipitaka) So Với Những Phiên Bản Ghi Chép Của Những Trường Phái Khác**Trong quyển “Cuộc Đời Của Đức Phật Theo Như Tam Tạng Kinh Pali” của Đại đức Tỳ kheo Nanamoli[3], đã ghi lại tham luận của Tiến sĩ T.W. Rhys Davids, một học giả Pali lỗi lạc, như sau:“Đức Phật không để lại những lời dạy thâm sâu, vắn tắt nào để rồi từ đó những môn đồ của Người sau này tự do khai triển ra thành một hệ thống hay những hệ thống tư tưởng của riêng mình, nhưng thay vì vậy, chính Đức Phật đã công phu xây dựng học thuyết (tức Giáo Pháp) của mình; và trong suốt 45 năm dài truyền dạy, Người đã có đủ nhiều thời gian để lặp đi lặp lại những nguyên lý và chi tiết của giáo pháp đó nhiều lần cho các môn đồ; và để kiểm tra sự hiểu biết của họ về giáo pháp đó, cho đến khi các đệ tử giỏi giang đã được nhuần nhuyễn trong việc phân biệt, tinh thông những pháp siêu thể, vi diệu nhất, và họ (tức là những đệ tử giỏi giang, những người trước đó là những thầy tu khổ hạnh trước khi gia nhập vào Tăng Đoàn -ND) đã được huấn luyện với trí nhớ mà những thầy tu sa-môn khổ hạnh Ấn Độ có được. Khi có những sự việc, sự thật được yêu cầu đọc lại từ trong trí nhớ (khi kết tập Kinh điển – ND), thì họ đều làm được. Điều đó cho thấy sự tin cậy có thể được đặt vào Kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy hơn là vào những ghi chép sau này của các giáo phái khác”. https://thuvienhoasen.org/a14106/17-tam-tang-kinh-dien-cua-phat-giao